Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Kính các bác,
 
'''1. '''Họ và tên của tôi không phải là TrinhManhDung.
 
'''2. '''Tôi là dân buôn, tôi không phải là học giả.
 
'''3. '''Tôi là người Việt. Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Việt.
 
'''4. '''Vì bôn ba đủ chỗ, nên tôi biết dăm ba ngoại ngữ. Do làm ăn ở Ba Lan lâu ngày, nên tôi thạo thứ tiếng này thứ hai sau tiếng Việt.
 
'''5. '''Trong giao dịch làm ăn “không biết tiếng Anh là câm điếc, không biết vi tính là mù chữ” cho nên tôi buộc phải thạo tiếng Anh, cũng đủ để thảo luận với bạn hàng, kể cả thảo luận (= “cãi nhau”) qua điện thoại.
 
'''6. '''Nhờ tiếng Nga và tiếng Ba Lan gần như “giống y như nhau” cho nên tôi cũng có may mắn hiểu tiếng Nga khá tốt. Cũng nhờ chữ Hán rất là gần với tiếng Việt nên tôi cũng có may mắn hiểu tiếng Hoa tàm tạm.
 
'''7.''' Tôi thích Wiki và vào đây vui “chơi”. Ý nghĩa của chữ “chơi” mà tôi hiểu đại thể như sau: <br>
 
CUỘC CHƠI LỚN
Dòng 25:
Có bốn cấp độ làm việc của con người. Cấp độ thứ nhất là mưu sinh. Cấp độ thứ hai là vì sự tôn vinh. Cấp độ thứ ba coi công việc là bổn phận hay là phần tự nhiên của cuộc đời. Cấp độ thứ tư, cấp độ cao nhất công việc là niềm vui, nguồn hạnh phúc, là động lực vô tận của cuộc sống.
 
'''8. '''Làm ăn thì đủ chuyện “hên xui may rủi”. Tôi chép dịch để học và luận quẻ (=bói dịch) cùng bạn bè. Thầy bói nói xong thì quên. Ghi âm lại tôi cũng quên. Tôi học cách tự luận quẻ trên máy tính nên mọi thứ cũng may mà còn lưu được lại.
 
'''9. '''Đọc Dịch một thời gian tự nhiên tôi ngộ ra có lẽ đây là: <br>
 
THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI XƯA
Dòng 63:
Tuân Tử 荀子 từng nói: ''thiện dịch giả bất chiêm'' 善易者不占 - người hiểu Dịch sẽ chẳng cần coi bói nữa. Mục đích đúng đắn của Kinh Dịch là giúp con người xóa đi tư ý, tự làm chủ lấy bản thân nhằm mục đích phục vụ chính nghĩa. Đó cũng ngụ ý trừ khử tham lam dục vọng, tránh cầu danh tranh lợi, thuận theo Đạo và đạt tới Đức của thánh nhân, mà niềm hạnh phúc tột cùng là hành thiện phục vụ nhân sinh.
 
'''10. '''Với chúng ta ngày nay, Kinh Dịch chỉ có thể '''chép''', chỉ có thể '''luận''', không thể viết. <br>
'''11. '''Tuy nhiên: “Nói có sách, mách có chứng” nên cái gì cũng phải có nguồn gốc. <br>
'''12. ''' Có điều: “Quá theo sách không bằng không có sách” ''tận tín thư bất như vô thư'' 盡信書不如無書, xin hiểu nghĩa theo phần diễn giải dưới đây:<br>
 
SÁCH VỞ & BÀI BẢN
Dòng 79:
Có loại sách vở chỉ dùng kiến thức mới soi sáng mọi chuyện, không chấp nhận cái cũ. Loại nữa là chỉ dùng cái cũ chống cái mới. Nhìn chung hai thứ là một. Cái gọi là mới cũng là cũ. Vì cùng với thời gian cái gì mà không thành cũ. Cái cho là cũ vẫn sẽ thành mới khi được tái phát hiện dưới một góc độ khác.
 
'''13.''' Nhưng khi đang thực hiện những công việc đó làm sao biết được việc đang làm là đúng hay sai? Vậy thế nào là đúng và thế nào là sai xin hiểu nghĩa theo phần diễn giải dưới đây:<br>
 
ĐÚNG VÀ SAI
 
Tối thiểu nhất thì đúng cũng phải là đúng về lý = có lô gích (''logical, logically'').
 
Lô gích là có lý, là theo lý lẽ. Mọi việc muốn hiểu cho được thấu đáo thì cần có tư duy lô gích. Dựa trên nền tảng của tư duy lô gích nên hôm nay chúng ta có được khoa học, kỹ thuật và kết quả của nó là nền văn minh vật chất.
 
Đi xa hơn theo chiều hướng này, nhiều người có quan niệm rằng đã gọi là khoa học kỹ thuật thì phải giải thích được mọi chuyện. Nhưng thực ra, không hẳn là như vậy. Vì khám phá thế giới là một quá trình. Lúc đầu chỉ là ghi nhận hiện tượng sau đó là giải thích ngày càng tốt hơn bản chất của hiện tượng. Trong quá trình khám phá đó, vẫn luôn có những hiện tượng hay sự việc vốn tồn tại khách quan nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Và nếu như có ghi nhận được sự hiện diện của chúng chưa hẳn là đã hiểu biết hết về chúng.
 
Một ví dụ: Người xưa dùng rất nhiều cách khác nhau để lý giải về sấm sét như là có một ông gọi là ông thiên lôi… và dạy cách phòng chống như là trời đổ mưa không được cầm liềm đi giữa đồng trống… và điều đáng lưu ý là không phải vì chưa hiểu và chưa giải thích được hiện tượng điện của sấm sét mà thành ra không có sấm sét.
 
Phi lô gích là không theo lý lẽ. Nhưng phi lô gích không phải là vô lý. Phi lô gích lại càng không phải là mê tín dị đoan. Có những việc không thể lý giải mọi nhẽ nhưng vẫn hiểu được. Biết thế nào là phi lô gích là một chuyện nhưng để làm việc cho xuôi phải dùng tư duy lô gích.
Lô gích dựa trên cái đúng hình thức gọi là lô gích hình thức. Lô gích là lý lẽ mà mỗi ngày chúng ta sử dụng khi nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên lô gích hình thức thì dễ dẫn tới ngụy biện.
 
Có thể thắng nhưng không biết có nên thắng hay không thì đây là một kiểu tư duy phi lô gích. Bởi vì để biết được cái điều là: “Thắng chưa chắc đã là thắng, mà thua chưa chắc đã là thua”, thì phải hiểu được cách tư duy phi lô gích (trong trường hợp này thì phi lô gích = siêu lô gích))
 
Phụ nữ vốn thiên về tư duy phi lô gích, nam giới lại thiên về tư duy lô gích. Vì thế cho nên phái mạnh khi "cãi nhau " với phái đẹp thường là phải nhường phái đẹp cho dù mình rất có lý.
 
Người trẻ thích nói lý. Người có kinh nghiệm ưa suy đi nghĩ lại.
 
Buôn bán cần giỏi tư duy phi lô gích. Sản xuất cần giỏi tư duy lô gích. Để hiểu TRÍ có thể chỉ dùng tư duy lô gích nhưng để hiểu TÂM cần cả tư duy lô gích và phi lô gích.
 
Toán học hiện đại quan niệm: “có” và “không” chỉ là hai đáp số cực và giữa chúng là một cả một phổ. Và cứ suy ngẫm theo cái kiểu như thế có thể nói là trong cuộc sống sẽ không dễ phân biệt mọi thứ thành trắng hay đen rõ rệt. Bức tranh cuộc sống gồm rất nhiều gam màu, phần lớn là những màu trung gian không đen, không trắng. Nếu như quy mọi thứ thành hai màu đen trắng thì cuộc sống sẽ rất đơn điệu, nếu không muốn nói là “không còn cuộc sống nữa”.
 
Theo cách nhìn ấy giữa đúng và sai, giữa tốt và xấu sẽ là một “vệt mờ” rất là lớn. Trong cái “vệt mờ” ấy rất ít gặp cái gọi là sai hoàn toàn và xấu hoàn toàn cũng như đúng hoàn toàn và tốt hoàn toàn. Có thể là bởi cái lẽ tốt không phải bao giờ cũng đúng, xấu chưa chắc đã sai, và ngược lại, sai chưa chắc đã xấu và đúng chưa chắc đã là tốt.
 
'''14.''' Như vậy, thế nào là tốt và thế nào là xấu?
 
Kính các bác
 
{{Đang viết}}