Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Giác Viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kiến trúc, thờ phụng, cổ vật: clean up, replaced: . → . using AWB
n →‎Lịch sử: Alphama Tool, General fixes
Dòng 29:
Năm [[Canh Tuất]] ([[1850]]), Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là [[Tiên Giác-Hải Tịnh]] (đời thứ 37, trụ trì: [[1827]] - [[1869]]) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là '''Giác Viên'''.
 
Năm [[Nhâm Tý]] ([[1852]]), ông hương đăng già (là người sáng lập và trông coi chùa Giác Viên) mất, Hòa thượng Tiên Giác-Hải Tịnh cử đệ tử là Thiền sư Minh Vi-Mật Hạnh (đời thứ 38) làm trụ trì, đồng thời cho đặt cơ sở học tập khoa ứng phú<ref>Ứng phú (ở đây ứng là lời mời, phú là đi đến) có nghĩa là lời mời chư tăng đến nhà để làm lễ như cầu an, tang lễ, cầu siêu,...(tục gọi là “đi"đi đám”đám") ở nhà tín đồ (giải thích này là của HT. [[Thích Thanh Từ]], tr. 493).</ref> tại đó <ref>Nhiều tác giả, trong số ấy có HT. Thích Thanh Từ (tr. 483), Nguyễn Hiền Đức (tr. 284-285), Thiền Hòa tử Huệ Chí ("Buổi đầu của Phật giáo Gia Định", in trong sách ''Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP. HCM'', Nxb TP. HCM, 2002, tr. 64), Thích nữ Như Lộc, "300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP. HCM" (sách vừa kể, tr. 94) đều kể tương tự như trên. Tuy nhiên, vì trong chùa Giác Viên còn lưu giữ bức hoành phi đề "Tân Mão niên tại" nên có ý kiến cho rằng chùa đã có từ năm [[1771]] hoặc [[1831]]. Xem: [http://phatgiaovnn.com/news/index.php?nv=News&at=save&sid=1261].</ref>.
 
Năm [[1869]], Hòa thượng Tiên Giác-Hải Tịnh thấy mình đã già yếu, nên đưa Thiền sư Minh Vi-Mật Hạnh về làm trụ trì chùa Giác Lâm, đồng thời cử một đệ tử khác là Thiền sư Minh Khiêm-Hoằng Ân (đời thứ 38) sang trụ trì chùa Giác Viên. Sau đó, lần lượt các đời trụ trì chùa là: Như Nhu-Chân Không, Như Phòng-Hoằng Nghĩa, Hồng Từ-Huệ Nhơn, Thích Thiện Phú,...