Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vận động hành lang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lobby''' được hiểu nôm na là "vận động hành lang" nhằm tác động lên quá trình ra quyết sách về một [[vấn đề]] nào đó. Ở một khía cạnh nào đó, những kiểu "chạy" giấy phép, "chạy" dự án của các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem là một phần của hoạt động lobby. Nhưng, trong khi ở Việt Nam hoạt động này bị xem là bất hợp pháp, tại các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Anh... lobby là một nghề được luật pháp công nhận.
 
==Lobby ở Hoa Kỳ==
 
Tại Hoa Kỳ nghề lobby được bảo hộ và điều chỉnh bởi Đạo luật Công khai lobby (Lobbying Disclosure Act 1995 - LDA), Bộ luật về ngân sách liên bang (Internal Revenue Code - IRC) và Đạo luật Đăng ký đại diện cho nước ngoài (Foreign Agents Registration Act - FARA). Vì được sự bảo hộ của luật pháp, nghề lobby tại Hoa Kỳ phát triển rất mạnh. Theo thống kê, vào năm 1998 có 1.447 công ty và tổ chức thuê lobby để giải quyết các vấn đề về ngân sách. Đến năm 2006, con số này đã tăng lên tới 4.516. Ước tính có khoảng 13.700 lobbyist và khoảng 300 công ty lobby có đăng ký kinh doanh (năm 2009).
Nghề lobby tại Hoa Kỳ phát triển mạnh do nước này là đối tác kinh tế-chính trị quan trọng hàng đầu của hầu hết các nước trên thế giới, và nguồn ngân sách từ Washington cũng vô cùng "béo bở" đối với các donah nghiệp trong nước.
 
==Ở châu Âu==
Dòng 16:
Pepsi ra đời sau Coca Cola những 13 năm. Và trong khi Coca không ngừng vươn ra toàn cầu thì Pepsi 2 lần phá sản. Nhưng đến thời điểm hiện nay, có thể Pepsi và Coca không chênh lệch nhiều. Ngoài những nguyên nhân như cải tiến công thức, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng… còn một nguyên nhân quan trọng khác cho sự thành công của Pepsi: lobby.
Nhân vật quan trọng nhất trong chiến dịch lobby của Pepsi trước đây chính là Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 37 - Richard Nixon. Dĩ nhiên, Pepsi tạo dựng quan hệ với Nixon từ khi ông còn chưa trở thành ông chủ của Nhà Trắng. Nhờ mối quan hệ này, Pepsi đã được "một bước lên mây" khi Nixon vô tình rủ rê được Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev cụng ly Pepsi để chụp ảnh lên báo ở hội chợ Moscow năm 1959. Tương truyền vì nặng "ơn nghĩa" với Pepsi, chữ ký đầu tiên của Nixon khi trở thành tổng thống là... chỉ thị gỡ bỏ hết máy tự động bán Coca trong dinh tổng thống và thay vào đó là Pepsi. Dĩ nhiên, Coca cũng không đứng yên để chịu "ức hiếp". Hãng này cũng tìm đến một nhân vật "máu mặt" để làm lobby, đó là ông Jimmy Carter. Sau khi Carter lên làm tổng thống, ông cũng làm 1 điều tương tự: chỉ thị gỡ bỏ hết máy bán Pepsi trong dinh tổng thống và thay bằng Coca. Nhưng Carter rõ ràng không có cơ hội để tạo ra được dấu ấn mạnh mẽ như trường hợp của Nixon năm 1959.
Cho đến nay, Coca, Pepsi và các doanh nghiệp đồ uống khác vẫn chi đậm cho hoạt động lobby. Năm 2009, ngành này chi tổng cộng 60 triệu USD cho lobby. Dĩ nhiên, Coca và Pepsi luôn dẫn đầu. Năm 2009, Coca chi khoảng 9,4 triệu USD cho hoạt động lobby, tăng vọt từ 2,5 triệu USD năm 2008. Pepsi cũng không chịu kém cạnh, tăng chi phí lobby từ 1,2 triệu USD năm 2008 lên đúng bằng 9,4 triệu USD năm 2009.
 
===Boeing và Airbus===
Dòng 43:
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Thuật ngữ chính trị]]
[[Thể loại:Vận động hành lang]]