Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n →‎Giới thiệu: Alphama Tool, General fixes
Dòng 7:
Di tích có niên đại từ [[thế kỷ 1]] sau [[Công nguyên]] và tiếp tục tồn tại cho đến [[thế kỷ 7]] thì tiêu vong và bị đất, cát chôn vùi. Kiến trúc này phản ánh một trình độ văn minh khá cao của dân cư cổ [[Phù Nam]] thuộc châu thổ [[sông Cửu Long]] nói chung và [[An Giang]] nói riêng hơn 10 [[thế kỷ]] trước.
 
Trước đây, khu vực di tích đã được [[người Pháp]] khảo sát <ref>Trong hồ sơ xếp hạng "Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê" trên website Cục Di sản văn hóa đã cho biết khái quát như sau:''Vào năm [[1879]], những cổ vật đầu tiên của nền văn hóa này đã được bác sĩ A.Corre thông báo trong tập san “Excursions"Excursions et Reconnaisances”Reconnaisances". Từ năm [[1937]], L.Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu một vài địa điểm văn hóa Óc Eo trong vùng Ba Thê và ghi nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ. Nhờ nghiên cứu không ảnh, ông đã xác định được dấu vết của thành phố cổ Óc Eo. Và, qua khai quật khảo cổ, L.Malleret cũng đã xác định được vòng thành cổ và nhận định, đây là một đô thị cổ, hay còn gọi là thị cảng Óc Eo. Tên gọi [[Văn hóa Óc Eo]] được đặt theo tên địa điểm gò Óc Eo, được phát hiện và công bố năm [[1942]]. Hiện nay, quần thể di tích khảo cổ này đã được bảo tồn với tổng diện tích khoảng 433,1 [[ha]], trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9 ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3 ha''...Xem: [http://www.dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=539&c=25], truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013.</ref>. Đến những năm [[1993]] – [[1994]] và [[1998]] – [[1999]], các nhà khảo cổ (chủ yếu là [[người Việt]]) lại tổ chức các cuộc khai quật, và đã tìm thấy 2 loại hình di tích văn hóa Óc Eo, đó là ''di tích kiến trúc và mộ táng''. Cả 2 loại hình này đều có ở di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự.
 
Về kiến trúc, di tích Nam Linh Sơn Tự là một ''kiến trúc cung đình mang tính chất tôn giáo''<ref>Theo Bảng giới thiệu di tích dựng tại Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự (ảnh 2).</ref>, có chiều dài khoảng 22 [[m]], rộng 17 m, trải dài trên một diện tích 200 m chia thành nhiều ngăn lớn nhỏ, có sân trong và đường cong thoát nước gồm 1 hoặc 2 tầng được xây bằng gạch và đá. Những dấu vết đã tìm thấy của đường móng tiếp giáp sinh thổ ở độ sâu 2 m so với mặt gò. Kiến trúc này có ít nhất là 2 giai đoạn xây dựng và sử dụng: