Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tôn Hoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: clean up, replaced: → using AWB
n →‎Tham chính: Alphama Tool, replaced: và và → và
Dòng 19:
 
===Tham chính===
Đầu [[thập niên 1960]], khi chính quyền Ngô Đình Diệm đứng trước khả năng sụp đổ, một số chính khách Hoa Kỳ đã mời ông sang Mỹ để thảo luận khả năng về nước tham chính. Tuy nhiên, mãi sau cuộc [[đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính quân sự 1963]], và sau khi tướng [[Nguyễn Khánh]] thực hiện cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1964|"chỉnh lý"]] để nắm được quyền lực, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đảng Đại Việt, tướng Nguyễn Khánh đã mời Nguyễn Tôn Hoàn về nước giữ chức vụ Thủ tướng.<ref name=obit/> Tuy nhiên, việc không thành<ref name=k355/> do thất bại trong việc lập Nội các<ref name=s2367/> và do đảng Đại Việt đã phân hóa thành nhiều nhóm, trong đó không ít nhóm tỏ ý bất phục do ông lưu vong nhiều năm ở nước ngoài và không còn hoạt động, nay đột nhiên về nước nắm quyền.<ref name=k355/> Tướng Khánh, nhân danh Chủ tịch [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam, 1963)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]] đành tự nắm quyền Thủ tướng và bổ nhiệm Nguyễn Tôn Hoàn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, đặc trách công tác bình định nông thôn và quản nhiệm năm bộ, trong đó có Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Trong những công việc chính của Nguyễn Tôn Hoàn là tổ chức lại hệ thống [[Ấp Chiến lược]] cũ thành "Ấp Đời mới" để đối phó với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|lực lượng Cộng sản]].<ref name=k355>Karnow, p. 355.</ref><ref name=s2367>Shaplen, pp. 236–237.</ref>. Ông cũng là người cho thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc, nhằm giải quyết các xung đột với người dân tộc thiểu số và các mâu thuẫn ở vùng [[Tây Nguyên]] với sự trỗi dậy của lực lượng [[BAJARAKA]], tiền thân của [[FULRO|Fulro]].
 
Chủ trương của ông là nhằm mục đích mở cuộc thanh lọc chống tham nhũng và tìm cách chuyển giao sang chính phủ dân sự. Tuy nhiên, bấy giờ [[Chiến tranh Việt Nam|chiến cuộc]] bắt đầu lan rộng bởi sự phát triển của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]]. Trong hoàn cảnh chiến tranh, do không phải là một quân nhân, vai trò Nguyễn Tôn Hoàn càng bị lu mờ trước các tướng lãnh được sự ủng hộ đắc lực hơn của [[đồng minh]] Hoa Kỳ.<ref>Blair, p. 132.</ref> Không lâu sau, ông bị [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam, 1964)|Hội đồng Quân lực]] loại khỏi chức vụ bình định nông thôn.<ref name=obit/><ref name=s245>Shaplen, p. 245.</ref>