Khác biệt giữa bản sửa đổi của “LTV A-7 Corsair II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Các phiên bản: Alphama Tool, replaced: là là → là
Dòng 128:
:Phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi dành cho Hải quân Hoa Kỳ, gồm 24 chiếc được cải biến từ phiên bản A-7B và 36 chiếc từ phiên bản A-7C. Được nâng cấp lên tiêu chuẩn A-7E vào năm [[Hàng không năm 1984|1984]].
;A-7D
:Tiếp nối con đường sử dụng một thiết kế máy bay Hải quân, khởi đầu với chiếc [[McDonnell Douglas F-4 Phantom II|F-4 Phantom II]], [[Không quân Hoa Kỳ]] đã yêu cầu một phiên bản A-7 dành cho [[Bộ chỉ huy Không quân Chiến Thuật]] nhằm đáp ứng nhu cầu về một chiếc máy bay hỗ trợ gần mặt đất giá rẻ thay thế cho chiếc [[Douglas A-1 Skyraider|A-1 Skyraider]]. Vào ngày [[5 tháng 11]] năm [[Hàng không năm 1965|1965]] Không quân Mỹ công bố sẽ đặt mua một phiên bản của chiếc A-7 đặt tên là '''A-7D'''. Khác biệt quan trọng nhất so với các phiên bản Hải quân là việc sử dụng kiểu [[động cơ turbo quạt ép]] [[Allison TF41]]-A-1, một phiên bản chế tạo theo giấy phép nhượng quyền của kiểu [[Rolls-Royce Spey]] Anh Quốc. Với lực đẩy 14.500 lbf (64,5 kN), động cơ mới cung cấp sự cải tiến về tính năng bay. Thêm vào đó, hệ thống điện tử được nâng cấp, vũ khí bên trong được đổi thành một khẩu [[pháo gatling]] [[M61 Vulcan]] 20 mm, và phương thức tiếp nhiên liệu trên không đổi từ kiểu "vòi-và-phểu" sang kiểu "cần bay". Chiếc nguyên mẫu '''YA-7D''' trang bị động cơ TF30 bay chuyến bay đầu tiên vào ngày [[6 tháng 4]] năm [[Hàng không năm 1968|1968]], còn máy bay trang bị động cơ TF41 cất cánh vào ngày [[26 tháng 9]] năm [[Hàng không năm 1968|1968]]. Chiếc máy bay sau đó được nâng cấp trang bị một bộ theo dõi mục tiêu laser [[Pave Penny]] để có khả năng ném bom dẫn đường. Có 459 chiếc được chế tạo.
;A-7E
:Hải quân Mỹ bị ấn tượng về sự cải thiện tính năng bay của phiên bản A-7D của Không quân nên họ đã yêu cầu một phiên bản của riêng họ trang bị động cơ TF41. Chiếc nguyên mẫu bay chuyến bay đầu tiên vào ngày [[25 tháng 11]] năm [[Hàng không năm 1968|1968]]. Đến năm [[Hàng không năm 1986|1986]], 231 chiếc A-7E được nâng cấp trang bị cụm '''LANA''' (Low-Altitude Night Attack: tấn công đêm độ cao thấp) sẽ chiếu hình ảnh được phóng đại lên màn hình hiển thị trước mặt (HUD), và khi phối hợp cùng radar sẽ cung cấp việc theo dõi địa hình cho đến tốc độ 740 km/h (460 mph) ở độ cao 200 ft (60 m). Có 529 chiếc được chế tạo (không tính 67 chiếc A-7C).