Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: clean up, replaced: chuẫn → chuẩn using AWB
n clean up, replaced: Anh quốc → nước Anh, replaced: Anh Quốc → nước Anh using AWB
Dòng 15:
Năm 1628, vua Charles triệu tập quốc hội thứ ba và sự thù nghịch giữa nhà vua với quốc hội càng tăng thêm rõ ràng. Quốc hội thứ ba đã xác nhận lời trách cứ của họ đối với các yêu sách bất hợp pháp của nhà vua, buộc ông phải nhận đơn thỉnh nguyện trong đó liệt kê "các quyền lợi khác nhau và các tự do của thần dân". Đơn thỉnh nguyện về quyền lợi này đề nghị huỷ bỏ việc bắt buộc vay tiền và đóng quân tại nhà dân, đồng thời cũng xác nhận rằng quốc hội có quyền giới hạn các quyền lực của nhà vua. Để có tiền, vua Charles I đã kí nhận đơn thỉnh nguyện rồi về sau, do cảm thấy bị mất thể diện, ông đã giải tán quốc hội thứ ba năm 1629 và trong vòng 11 năm tiếp theo, ông trị vì mà không triệu tập quốc hội nữa. Cũng trong thời gian này, ông không thèm đếm xỉa tới các lời thỉnh cầu và với một số cận thần. Ông còn nghĩ đền nhiều cách gây quỹ làm mất lòng dân, chẳng hạn như để trang bị một hạm đội, nhà vua đòi thần dân nộp "tiền đóng tàu" (''ship money'') và coi đây không phải là một thứ thuế. Thần dân Anh đã phản kháng việc này và trong số đó có ông John Hampden đã từ chối nộp 20 bảng Anh và đã táo bạo đưa vấn đề ra toà án để tranh cãi.
 
Năm 1633, ông William Laud, Tổng Giám mục Canterbury, là người muốn áp dụng chính sách của nhà thờ Anhnước quốcAnh vào toàn thể nước Anh và [[Scotland]]. Việc bắt buộc dùng kinh cầu nguyện Anh (''the English Prayer Book'') tại các nhà thờ Scotland của tổng Giám mục Laud đã khiến cho dân Scotland nổi lên chống đối. Do không thể dẹp loạn, vua Charles I phải triệu tập một quốc hội vào năm 1640 nhưng lại hạ lệh giải tán chỉ 5 ngày sau đó. Đây là quốc hội Ngắn hạn (''the Short Parliament''). Nhưng sự bất lực của nhà vua đã khiến cho một quốc hội thành lập cùng năm àv quốc hội mới thông qua một nghị quyết kể từ này, quốc hội sẽ không bị giải tán nếu không có sự đồng ý của chính họ. Người đương thời đã gọi đây là [[quốc hội Dài hạn]] (''The Long Parliament'').
 
Ngay sau đó quốc hội Dài hạn đã tống giam [[Thomas Wentworth, Bá tước Strafford thứ nhất]] cùng với Tổng Giám mục Laud vào [[Tháp Luân Đôn]] (''The Tower of London''). Năm 1641, Bá tước Strafford bị hành quyết và Tổng Giám mục Laud phải chịu chung số phận vào 4 năm sau. Đồng thời, [[quốc hội Anh]] phổ biến tới toàn dân "Bài khiển trách lớn lao" (''the Grand Remonstrace''), trong đó liệt kê lỗi lầm của nhà vua và đòi hỏi các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, đòi hỏi nhà vua không được đánh thuế dân chúng nếu không có sự đồng ý của quốc hội. Vua Charles I lúc đấy đã không muốn từ bỏ một uy quyền nào. Năm 1642, ông đã nổi giận, dẫn một toán binh sĩ trang bị đầy đủ khí giới, xông vào Toà Nhà Quốc Hội để bắt 5 dân biểu hàng đầu, thường tỏ ra chống đối Charles I. Nhưng 5 người này đã được báo trước và trốn chạy. Hành động của Charles đã nhanh chóng gây ra cuộc nội chiến, và ông đã bỏ chạy lên mạn bắc nước Anh.
Dòng 26:
Cuộc [[nội chiến]] ngày càng tiếp diễn, vai trò của Cromwell ngày càng trở nên quan trọng. Cromwell đã tổ chức lại quân đội theo kiểu mẫu đạo quân "sườn sắt" và đại phá quân hoàng gia trong [[trận Naseby|trận chiến cuối cùng Naseby]] vào tháng 6 năm 1645. Đầu năm sau (1646), vua Charles phải chạy sang Tô Cách Lan nhưng bị dân xứ này bắt được và giao nhau nhân dân Anh.
 
AnhNước QuốcAnh thời kỳ này được trị vì bởi các lãnh đạo quân đội và nhóm dân biểu "còn lại" (''the Rump'') của quốc hội năm 1640, là những người rất trung thành với lý tưởng Thanh giáo. Các nhà lãnh đạo này đều cho rằng Charles không đáng tin cậy và độc đoán, cần phải trừ khử. Ngày [[20 tháng 1]] năm 1649 Charles bị đưa ra xét xử vì tội "phản bội". Ngày [[27 tháng 1]] cùng năm nhà vua bị kết án là "bạo chúa, phản bội, sát nhân và là kẻ thù của nhân dân".
 
[[Oliver Cromwell]] sau đó lên nắm quyền, thiết lập [[chế độ độc tài]] khiến người dân oán hận.