Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khóa nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n Bot: dọn dẹp chung, replaced: {{reflist → {{tham khảo, [[File: → [[Tập tin: (31) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
|}
 
Sử dùng ba loại khóa nhạc này sẽ cho phép người soạn nhạc có thể sáng tác cho tất cả các nhạc cụ và giọng hát, mặc dù chúng có cữ âm rất khác nhau (nghĩa là âm thanh do khóa này quy định có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với khóa khác). Nếu không có ba loại khóa này mà chỉ dùng một loại thì sẽ gặp khó khăn bởi vì khuông nhạc hiện đại chỉ có năm dòng kẻ, mà số lượng cao độ do khuông nhạc này (kết hợp với các [[dòng kẻ phụ]]) tạo ra vẫn ít hơn so với số cao độ mà một dàn nhạc có thể tạo ra. Việc sử dụng các khóa nhạc khác nhau cho các nhạc cụ khác nhau và các giọng hát khác nhau sẽ cho phép nhạc sĩ có thể viết từng phần nhạc một cách thoải mái trên một khuông nhạc mà ít phải kẻ thêm nhiều dòng kẻ phụ. Khóa Sol thường dùng cho những đoạn nhạc chứa các nốt cao độ cao, khóa Đô dành cho phần chứa các nốt có cao độ tầm trung còn khóa Fa dành cho phần chứa các nốt cao độ thấp.<ref name="Baxter13">Baxter, Harry & Baxter, Michael: ''Cómo leer música''. Robinbook, 2007, [http://books.google.com/books?id=SFBQh9WhNRgC&pg=PA13 tr. 13-14].</ref> Trường hợp ngoại lệ là khi viết nhạc dành cho các nhạc cụ dịch âm (''transposing instrument'') bởi vì cao độ thể hiện trên bản nhạc dành cho chúng thường khác biệt so với cao độ thực của chúng, thường là khác nhau cả một quãng tám.
 
== Vị trí trên khuông nhạc ==
Dòng 98:
Khi đặt khóa Fa (''F-clef'') ở dòng thứ tư của khuông nhạc thì nó có tên là khóa bass (''bass clef'').<ref name="Michels" /> Đây là tiểu thể loại khóa Fa duy nhất còn dùng, vì vậy hai tên gọi thường được coi như đồng nghĩa.
 
Khóa này dùng khi soạn nhạc cho [[cello]], [[euphonium]], [[contrabass]], [[guitar bass]], [[pha-gốt]], [[contrabassoon]], [[trombone]], [[kèn baritone]], [[tuba]] và [[trống định âm]]. Nhà soạn nhạc cũng dùng nó cho các nốt có cao độ thấp nhất khi sáng tác cho kèn, hay khi sáng tác cho các giọng baritone và bass.<ref name="Hiley">Hiley, David: mục từ «Clef (i)» trong ''New Grove Dictionary of Music and Musicians''. Luân Đôn: Macmillan, 2001.</ref> Nhạc dành cho giọng tenor thì dùng khóa bass khi tenor và bass cùng chung một khuông nhạc. Khóa bass là khóa nhạc của khuông nhạc cuối cùng trong một khuông nhạc lớn dành cho harp và nhạc cụ phím. Contrabassoon, double bass, electric bass có âm thanh thấp hơn một quãng tám so với cao độ được viết trong bản nhạc, nhưng không có ký hiệu nào để lưu ý điều này; tuy nhiên một số nhà soạn nhạc/nhà xuất bản thêm ký hiệu "8" bên dưới khóa nhạc ở phần nhạc dành cho các nhạc cụ này trong bản tổng phổ nhằm phân biệt chúng với các nhạc cụ có âm thanh bình thường khác (xem phầnmục "khóaKhóa quãng tám" bên dưới).{{-}}
 
</div>
Dòng 106:
Khi đặt khóa Fa ở dòng thứ ba của khuông nhạc thì nó có tên là khóa baritone.
 
Khóa này dùng cho phần nhạc dành cho tay trái của nhạc cụ phím (đặt biệt là ở Pháp) cũng như phần dành cho giọng baritone.
 
Khóa baritone có một biến thể dưới dạng khóa Đô đặt ở dòng kẻ thứ năm; loại này ít phổ biến.
Dòng 144:
Khi đặt khóa Đô tại dòng thứ tư của khuông nhạc thì nó có tên là khóa tenor.<ref name="Michels" />
 
Khóa này được dùng khi soạn nhạc cho các phần có cao độ cao cho [[pha-gốt]], [[cello]], [[euphonium]], [[contrabass]] và [[trombone]]. Những nhạc cụ này dùng khóa bass cho các quãng âm từ thấp đến trung và cũng có dùng khóa treble cho phần cao độ cao. Khi dùng cho double bass thì âm thành thấp hơn một quãng tám so với cao độ được viết trên bản nhạc. Những phần nhạc dành cho vĩ cầm tenor cũng được viết với khóa này (ví dụ Op. 11 của [[Giovanni Battista Vitali]]). Trong các bản nhạc có lời trước đây, khóa này dùng trong phần nhạc dành cho giọng tenor nhưng đã bị thay thế bởi người ta chuyển sang dùng khóa treble quãng tám khi viết riêng hoặc dùng khóa bass khi kết hợp chung một khuông nhạc với phần nhạc dành cho giọng bass.
 
</div>
Dòng 171:
Khi đặt khóa Đô lên dòng thứ nhất, nó có tên là khóa soprano.<ref name="Michels" />
 
Khóa này được dùng cho phần nhạc dành cho nhạc cụ phím (đặt biệt là ở Pháp) cũng như phần nhạc dành cho giọng soprano trong các bản nhạc có lời.<ref name="Pedrell">Pedrell, Felipe: ''Diccionario técnico de la música''. Maxtor, 2009 [1897],
[http://books.google.com/books?id=T0CjqTY39HwC&pg=PA98 tr. 98-99].</ref>
{{clear}}
Dòng 183:
Bắt đầu từ thế kỷ 18, khóa treble được dùng cho các nhạc cụ dịch âm có âm thanh thấp hơn một quãng tám, chẳng hạn đàn ghita và cũng được dùng trong nhạc dành cho giọng tenor. Nhằm tránh lẫn lộn, người ta tạo thêm các loại khóa biến thể để thỉnh thoảng dùng, đặc biệt là khi soạn nhạc hợp xướng.
 
Thường thấy khóa quãng tám (''octave clef'') ở những phần nhạc dành cho giọng tenor trong nhạc phổ dành cho bốn giọng [[SATB]], trong đó người sáng tác ghi thêm một chữ số "8" ở bên dưới khóa treble nhằm chỉ rõ rằng cao độ các nốt khi biểu diễn sẽ thấp hơn một quãng tám so với nốt nhạc được viết trong bản nhạc. Do loại khóa tenor đúng nghĩa đã mất dần khỏi thói quen sáng tác nhạc có lời, vì thế loại khóa treble "hạ xuống một quãng tám" cũng hay được gọi bằng danh xưng "khóa tenor". Thỉnh thoảng thấy khóa này xuất hiện trong nhạc sáng tác cho đàn [[mandolin quãng tám]]. Trong một số bản nhạc tổng phổ, người ta còn dùng ký hiệu hai khóa treble xếp chồng một phần lên nhau, cũng với ý nghĩa trên.
 
Khóa quãng tám cũng dùng khi viết nhạc cho piccolo, ''penny whistle'', recorder và các [[nhạc cụ hơi gỗ]] khác.