Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồi quốc Rûm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tài liệu tham khảo: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 2:
'''Hồi quốc Rum''' hay '''Hồi quốc Rum Seljuk''', ([[tiếng Thổ Nhĩ Kỳ]] hiện đại: ''Anadolu Selçuklu Devleti'' hoặc ''Rum Sultanlığı'', [[tiếng Ba Tư]]: سلجوقیان روم‎, ''Saljūqiyān-e Rūm''), là một [[nhà nước]] [[Hồi giáo Sunni]] của [[người Turk Seljuk]] [[trung Cổ|thời trung cổ]] ở [[Tiểu Á|Anatolia]]. Hình thành từ sự phân liệt [[Đế quốc Seljuq]], nhà nước này tồn tại từ năm [[1077]] đến năm [[1307]]. [[Kinh đô]] ban đầu ở [[İznik]] sau rời về [[Konya]], nhưng vì [[triều đình]] của [[Hồi quốc]] này thường xuyên di chuyển, nên các [[thành phố]] như [[Kayseri]] và [[Sivasalso]] đôi khi cũng giữ chức năng của kinh đô. Tại thời điểm cực thịnh, Hồi quốc này trải rộng khắp miền Trung Anatolia, từ bờ [[biển]] [[Antalya]] và [[Alanya]] bên [[Địa Trung Hải]] đến lãnh địa của [[Sinop]] bên [[Biển Đen]]. Ở [[hướng Đông|phía Đông]], Hồi quốc này đã thôn tính các nhà nước khác của [[người Turk]] và trải rộng đến [[hồ Van]]. Điểm cực Tây của nhà nước này gần [[Denizli]] và cửa ngõ vào [[bồn địa]] [[Aegean]].
 
Cái tên "Rûm" bắt nguồn từ [[tiếng Ả Rập]] để chỉ [[Đế quốc La Mã|La Mã]]. Người Seljuq gọi vùng đất hồi quốc của mình là Rum bởi vì nó được các đội quân Hồi giáo thành lập trên lãnh thổ vốn một thời gian dài thuộc về người La Mã, cụ thể là [[đế quốc Đông La Mã|đế quốc Byzantine]].<ref>Alexander Kazhdan, “Rūm”"Rūm" ''The Oxford Dictionary of Byzantium'' (Oxford University Press, 1991), vol. 3, p. 1816.</ref> Nhà nước này cũng có khi được gọi là Hồi quốc Konya (hoặc Hồi quốc Iconium) trong các tài liệu cổ ở phương Tây và trong các tài liệu của Thổ Nhĩ Kỳ.<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/512647/Sultanate-of-Rum]</ref>
 
Hồi quốc này đã rất phồn thịnh, đặc biệt là vào thời điểm cuối [[thế kỷ 12]] đầu [[thế kỷ 13]] khi nó chiếm được của Byzantine những thương cảng quan trọng bên bờ Địa Trung Hải và Biển Đen. Trong phạm vi Anatolia người Seljuq đã thúc đẩy [[thương mại]] phát triển bằng cách dựng lên những trung tâm thương mại, tạo thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa từ [[Iran]] và [[Trung Á]] tới các cảng nói trên. Thương mại với [[Genoese]] đặc biệt phát triển trong thời kỳ này. Quốc gia ngày một thịnh vượng cho phép Hồi quốc này thôn tính các nhà nước Turk khác ở Đông Anatolia nhờ vào các cuộc chiến tranh ở [[Manzikert]], [[Danishmends]], [[Mengücek]], [[Saltukids]], và [[Artuqids]]. Các Hồi vương Seljuq đã giành thắng lợi trong chiến tranh với lực lượng [[Thập tự chinh|Thập Tự Chinh]], nhưng lại thất bại dưới sức mạnh của [[Đế quốc Mông Cổ]] vào năm [[1243]]. Các hồi vương Seljuq trở thành [[chư hầu]] cho Mông Cổ sau [[cuộc chiến Kose Dag]],<ref>John Joseph Saunders, ''The History of the Mongol Conquests'', (University of Pennsylvania Press, 1971), 79.</ref> và mặc dù đã cố gắng quản lý để giữ gìn sự thống nhất, song Hồi quốc này đã bị chia rẽ vào nữa cuối thế kỷ 13 và đã sụp đổ hoàn toàn vào thập niên đầu của thế kỷ 14.