Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Văn Kiều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dinhhoangdat (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 4:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
'''Đặng Văn Kiều'''<ref>Tư liệu từ bài báo "Đức độ một Thám hoa" của tác giả Trần Hồng Đức, đăng trên Báo Nhân dân hàng tháng số 112/8-2006 trang 17, chuyên mục “Tìm"Tìm trong sử vàng”vàng".</ref>, trước tên Đặng Duy Kiệu, hiệu Nghiêu Đình tiên sinh, sinh ngày 28 tháng 7 năm Giáp Thân (22-8-1824) tại xã Phất Nạo, [[huyện Thạch Hà]], nay xã Thạch Bình, [[Thành phố Hà Tĩnh]], tỉnh Hà Tĩnh.
 
Ông là cháu 10 đời vị thủy tổ Đặng Đại ở xã Phất Não. Thân sinh ông, Đặng Duy Thận, còn có tên là Thuần (1795-1848) là người có hoc nhưng chỉ làm phó lý. Sau khi con mình thành đạt thì ông được tặng hàm Phụng thành đại phu.
Dòng 18:
Năm Quý Dậu (1873), ông làm Toản tu Quốc sử quán, kiêm Biện lý bộ Lễ. Ông tham dự việc hợp soạn [[Khâm định Việt sử]]. Ông làm ở Quốc Sử quán hơn 10 năm rồi mất.
 
Vào năm 1874 cả nước đang sôi sục phản đối việc triều đình Huế ký hòa ước Giáp Tuất (15-3-1874) nhường hẳn sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Cuộc khởi nghĩa “Cờ"Cờ vàng”vàng" do Tú Tấn (tức [[Trần Tấn]]), Tú Mai (tức [[Đặng Như Mai]]) ở Nghệ An, Đội Lựu (tức [[Trần Quang Cán]]), Tú Khanh (tức [[Nguyễn Huy Điển]]) ở Hà Tĩnh, cầm đầu đánh hạ đạo thành Hà Tĩnh, làm chấn động triều đình Huế<ref>Xem thêm về [[Trần Tấn]] và [[Phong trào Văn Thân]] (1874).</ref>. Theo truyền ngôn ở vùng Kỳ Anh thì Thám hoa Đặng Văn Kiều được cử ra dẹp cuộc nổi dậy của Lân Biểu (một tướng cờ vàng dưới quyền Tú Khanh) đóng quân ở Hòa Hiệu. Nhưng Đặng Văn Kiều cáo ốm, không có mặt trong cuộc hành quân này.
 
Sau sự việc này, Đặng Văn Kiều trở lại kinh đô, giữ chức cũ. Ngày 14-7 năm Tân Tỵ (8-8-1881) ông mất tại nhiệm sở, được triều đình cấp 300 quan tiền tuất và đưa quan tài về an táng tại quê nhà.
Dòng 30:
==Đôi nét về cuộc đời==
Ông Đặng Văn Kiều vốn nổi tiếng văn học và rất giỏi về khoa lý số. Ông là người được đánh giá
:"''Đại bút hùng văn, nhất giáp thạch bi truyền quốc sử''.
:''Hoành từ nhã sĩ, thiên thu kim bảng trấn gia thanh''"
:(Tay đại bút hùng văn, nhất giáp bia đá truyền sử trước.
:Bậc hoành từ nhã sĩ, nghìn thu bảng vàng rạng tiếng nhà).
 
Thám hoa còn nổi tiếng về đức độ. Vốn nhân từ, thanh liêm, ông không chịu được khi phải hành hạ người và bị mua chuộc vì tiền. Gia phả chép: Có lần khảo một tên trộm, ông sai lính đóng cửa lại, lấy roi đánh vào cây chuối, vì thương nó quá. Tên trộm thấy vậy cảm động mà nhận tội, ông bèn tha cho. Có lần ông đang xử một vụ kiện, có người mang đến nhà biếu một rá gạo nếp, ông sinh nghi, sai người xem kỹ thì tận đáy rá có mấy nén bạc. Ông liền trả lại và cảnh cáo người đưa biếu là “Dám"Dám khinh quan triều đình”đình" rồi đuổi đi.
 
Ngoài số lương tiền ít ỏi chỉ đủ sống đạm bạc qua ngày, không có bổng lộc gì khác, nhiều lúc gặp khó khăn, ông phải đưa cả bộ phẩm phục thế chấp để vay nợ. Bà vợ kế thấy cảnh nhà luôn túng quẩn, thường phàn nàn, vân vi ông. Ông chỉ cười và ngâm thơ: