Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính sách tài khóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sontnm (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Chính sách tài chính''' (chính sách tài khóa) trong [[kinh tế học vĩ mô]] là chính sách thông qua [[chế độ thuế]] và [[đầu tư công cộng]] để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài chính cùng với [[chính sách tiền tệ]] là các [[chính sách ổn định kinh tế vĩ mô]] quan trọng.
 
==Tác dụng==
Dòng 7:
 
==Tranh luận về hiệu quả==
===Hiệu quả của chính sách tài chính (chính sách tài khóa) qua phân tích IS-LM===
:Xem bài chính về [[phân tích IS-LM]]
Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài chính(chính sách tài khóa) có hiệu quả to lớn trong chống [[chu kỳ kinh tế]]. Họ sử dụng [[phân tích IS-LM]] để cho thấy chính sách tài chính (chính sách tài khóa) phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của [[đường IS]] thế nào. Bản thân [[John Maynard Keynes]] đề cao chính sách tài chính(chính sách tài khóa) thông qua công cụ chi tiêu chính phủ.
 
Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính sách tài chính chính sách tài khóa) phát huy tác dụng hoàn toàn khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy [[lãi suất thực tế]] sẽ tăng lên, gây khó khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài chính không phát huy hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng [[hất ra]].
 
===Hiệu quả trong nền kinh tế mở===
Trong [[nền kinh tế mở]], hiệu quả của chính sách tài chính(chính sách tài khóa) phụ thuộc vào chế độ [[tỷ giá hối đoái]]. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính(chính sách tài khóa) sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách.
 
===Thuyết đẳng giá Barro-Ricardo===
:Xem bài chính về [[Định lý đẳng giá Barro-Ricardo]] còn gọi là Tương đương Ricardo
Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng để có nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu đó, nhà nước lại phát hành [[công trái]] và [[trái phiếu]]. [[Robert Barro]] khẳng định: người ta, với [[dự tính duy lý]], sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi.