Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{bài chính| → {{chính| (4) using AWB
Replaced with higher-resolution image. (GlobalReplace v0.3)
Dòng 358:
Đầu năm 1947 hai vùng chiếm đóng Anh và Mỹ liên kết tạo thành lưỡng vùng chiếm đóng, mãi đến tháng 4 năm 1949 việc mở rộng vùng chiếm đóng này với vùng chiếm đóng của Pháp mới được tiến hành trên hình thức. [[Kế hoạch Marshall]] cho việc tái kiến thiết bắt đầu trong năm 1947, thế nhưng vùng phía Đông phải từ chối sự giúp đỡ này dưới áp lực của Liên bang Xô viết. Cùng với [[Hội đồng Kinh tế Lưỡng vùng]] một cơ quan tiền quốc gia cũng đã được thành lập, đã là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống hành chánh lưỡng vùng của thời gian 1947-1949.
 
[[Tập tin:General-Dwight-D-Eisenhower-Lt-General-Lucius-D-Clay-at-Gatow-AirportGen._Dwight_D._Eisenhower_talks_with_Lt._Gen._Lucius_B._Clay_at_Gatow_Airport_in_Berlin,_Germany_during_the_Potsdam..._-in_NARA_-Berlin_198840.giftif|nhỏ|trái|Tướng [[Dwight D. Eisenhower]] và [[Lucius D. Clay]] trên [[phi trường Gatow]] tại Berlin]]
Vào ngày [[10 tháng 6]] năm 1948 Đồng minh phía Tây tiến hành đổi [[tiền]] trong các khu vực chiếm đóng phía Tây, tạo cơ sở cho [[Điều kỳ diệu kinh tế]] sau này. Đối lại [[tiền tệ]] riêng được phát hành trong khu vực chiếm đóng của Liên bang Xô viết. Vào ngày [[24 tháng 6]] các lực lượng chiếm đóng phía Tây cũng phát hành đồng Mark Tây Đức tại Tây Berlin. Liên bang Xô viết trả lời bằng cách [[Cuộc phong tỏa Berlin|phong tỏa Berlin]]. Gần cả một năm phần phía Tây của thành phố Berlin được Mỹ và Anh cung cấp các loại hàng hóa thiết yếu nhất chỉ bằng [[cầu không vận Berlin|cầu hàng không]]. Liên bang Xô viết bãi bỏ phong tỏa Berlin trong tháng 5 năm 1949 thế nhưng Berlin vẫn là trọng tâm trong các đường lối chính trị của các lực lượng chiến thắng.