Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Súng tiểu liên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử phát triển: clean up, replaced: thuờng → thường using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
 
Cơ chế vận hành của tiểu liên đều dựa trân nguyên tắc khóa nòng tự lùi để lên đạn bằng lò so đẩy về và tự điểm hỏa bằng lò so búa đập để qua kim hoả, kích thích hạt nổ. Tuy nhiên, có hai cơ chế động lực khác nhau để vận hành bộ máy nạp đạn và điểm hoả.
*Đối với các loại tiểu liên liểukiểu cũ ([[MP-40|MP 40]], [[MAT 49|M3 Gease]], [[Tul]], [[MAS 43|Stel]], [[PPSh-41|K-50]], [[M16]]) dùng trích khí thẳng. Tại pha chuyển động đầu tiên, lực đẩy khóa nòng lùi được lấy trực tiếp từ phản lực của thuốc súng phát nổ đẩy đầu đạn đi, đồng thời đẩy khóa nòng cùng vỏ đạn lùi ra, được móc vỏ đạn hất ra ngoài và nén lò so đẩy về. Tại pha chuyển động sau, khi khóa nòng lùi hết cỡ, lò so đẩy về hoạt động đưa khóa nòng quay lại đến vị trí điểm hoả, đẩy một viên đạn mới từ băng đạn lên buồng đạn (kết hợp với lò so đẩy đạn trong hộp tiếp đạn) và đập luôn kim hỏa vào hạt nổ làm cho viên đạn tiếp theo phát nổ. Chu trình vận hành cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi trong băn đạn hết đạn hoặc khi xạ thủ dừng bóp cò, chốt hãm giữ khóa nòng lại, không cho hồi về vị trí phát hoả.
*Ở các loại tiểu liên mới (kể từ khẩu AK-47 trở đi) đều sử dụng trích khí ngang. Khi viên đạn đi được từ 2/3 đến 3/4 nòng súng (tùy theo từng loại), một lượng khí nén nhất định thoát qua một lỗ nhỏ trên nòng súng, được dẫn vào một xi lanh đặt dọc theo thân súng, ép lên thoi đẩy nối liền với khóa nòng, đẩy khóa nòng lùi về phía sau. Vì lượng khí được trích ra rất nhỏ nên ảnh hưởng của nó không đáng kể đến sơ tốc đầu đạn. Hệ thống trích khí ngang có ưu điểm làm giảm đáng kể sức giật lên toàn bộ thân súng, giúp cho xạ thủ xạ kích ổn định, đạn bắn ra chụm hơn trên mục tiêu.
*Các loại tiểu liên cũ (kể cả trích khí thằng và trích khí ngang) có cơ cấu thải vỏ đạn bằng móc thẳng ở góc 45 đến 60 độ so với trục thẳng đứng của thước ngắm. Cơ cấu này dễ chế tạo nhưng có nhược điểm lớn là dễ tắc đạn. Khi buồng đạn bị bám cặn bản hoặc quá nóng, vỏ đạn bị kẹt trong buồng đạn. Móc vỏ đạn kéo vào một vị trí trên vỏ đạn thường bị trượt (nếu lực bám của lẫy móc yếu) hoặc làm làm đứt gờ móc ở đuôi vỏ đạn (nếu lực bám của lẫy móc mạnh). Nhược điểm tiếp theo là khi móc vỏ đạn làm việc, lực tác động của khóa nòng lùi bị lệch theo hướng 45 đến 60 độ của lẫy móc vỏ đạn so với trục thẳng đứng của thước ngằm, làm cho đường dạn bị lệch theo. Các tiểu liên kiểu mới thường dùng cơ cấu móc vỏ đạn bằng then xoay. Cơ cấu này là cụm khóa nòng gồm then móc đạn và vỏ khóa nòng lắp đồng tâm, đồng trục. Trên then xoay móc đạn có 3 hoặc 4 mấu dương. Trên hộp chứa then móc đạn có 3 hoặc 4 rãnh âm, bước rãnh từ 15 cm đến 30 cm tùy theo cự li tiến-lùi của khóa nòng. Khi khóa nòng lùi sau, móc trên then móc đạn vừa lùi vừa xoay quanh gờ bám của vỏ đạn. Lực kéo tác động đều lên toàn bộ chu vi gờ móc của vỏ đạn, giúp cho việc thoát vỏ đạn dễ dàng hơn. Lực tác động lên vỏ đạn đồng đều và kéo thẳng về phía sau, hạn chế độ lệch khi móc vỏ đạn làm việc, giúp đường đạn đi thẳng đúng theo trục thước ngắm - nóng súng. Nhược điểm của cơ cấu này là nó làm giảm tốc độ bắn của súng do thời gian thải vỏ đạn và đẩy viên đạn mới vào buồng dạn dài hơn kiểu móc thẳng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta tăng lực đẩy của lò so và tăng khối lượng thuốc đạn, giảm kích thước đầu đạn để tăng thêm lượng khí đẩy khóa nòng lùi sau. Kết quả là làm tăng tốc độ bắn nhưng động năng của đầu đạn lại giảm đi, cự ly sát thương cũng giảm theo.