Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rumours”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
== Hoàn cảnh ra đời ==
Tháng 7 năm 1975, album phòng thu [[Fleetwood Mac (album 1975)|cùng tên]] của Fleetwood Mac có được những thành công vang dội, và giành được vị trí quán quân vào năm 1976. Ca khúc nổi tiếng của album, "[[Rhiannon (bài hát)|Rhiannon]]", được phát sóng rộng rãi qua các đài phát thanh. Vào thời điểm đó, đội hình của ban nhạc bao gồm ca sĩ và guitar [[Lindsey Buckingham]], tay trống [[Mick Fleetwood]], keyboard và ca sĩ [[Christine McVie]], bass [[John McVie]] và ca sĩ [[Stevie Nicks]]. Sau 6 tháng đi tour không nghỉ, gia đình McVie tuyên bố ly thân, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 8 năm<ref name=RSINT>{{cite journal|title=The True Life Confessions of Fleetwood Mac|author=Crowe, Cameron|magazine=[[Rolling Stone]]|date=24 March 1977|issue=235}}</ref>. Bộ đôi chấm dứt mọi mối quan hệ về mặt xã hội và chỉ còn hợp tác trong công việc và âm nhạc<ref name=dvd9min>''Classic Albums'', c. 09:15–11:50</ref>. Cặp đôi Buckingham-Nicks, vốn gia nhập ban nhạc ngay trước album ''Fleetwood Mac'' năm 1975 sau khi tay guitar [[Bob Welch (nhạc sĩ)|Bob Welch]] chia tay nhóm<ref>''Classic Albums'', c. 01:25–02:35</ref>, có một mối quan hệ tình cảm phức tạp và thường xuyên đối đầu lẫn nhau. Bộ đôi này chỉ dừng tranh cãi khi cùng cộng tác trong âm nhạc<ref>''Classic Albums'', c. 05:20–05:30</ref>. Mick Fleetwood thì có chuyện gia đình khi phát hiện ra người vợ Jenny có mối quan hệ ngoài luồng với người bạn thân của mình và cũng là cựu thành viên của ban nhạc, [[Bob Weston (nghệ sĩ guitar)|Bob Weston]]<ref name=22min>''Classic Albums'', c. 22:20–23:45</ref>.
 
Báo chí đã khai thác những vấn đề cá nhân của các thành viên để viết bài{{#tag:ref|Tên của album có thể được tạm dịch là "Những tin đồn".|group="gc"}}. Christine McVie bị đồn phải nhập viện sau khi bị kiệt sức, còn Buckingham và Nicks được cho là bố mẹ của con gái Lucy của Fleetwood sau khi bộ đôi có bức ảnh chụp riêng với cô bé này. Nhiều tờ báo cũng dấy lên tin đồn sự trở lại của 3 thành viên [[Peter Green (nhạc sĩ)|Peter Green]], [[Danny Kirwan]] và [[Jeremy Spencer]] nhân dịp tour diễn kỷ niệm 10 năm thành lập ban nhạc<ref name=brunn108>Brunning, tr. 108</ref>. Trước vô vàn tin đồn, ban nhạc vẫn quyết định giữ nguyên đội hình, cũng bởi một phần vì họ cũng không thể đạt tới thỏa thuận tan rã chính thức trước khi kỳ hạn thực hiện album mới đã tới trước mắt<ref name=dvd9min/>. Fleetwood nhớ lại rằng "sự hi sinh ghê gớm đầy xúc động" đã thúc đẩy tất cả trở nên chú tâm với công việc<ref name=ricky59>Rooksby, tr. 59</ref>. Đầu năm 1976, Fleetwood Mac bắt đầu phác thảo những bản thu đầu tiên tại Florida<ref>Brackett, tr. 118</ref>. 2 thành viên sáng lập là Mick Fleetwood và John McVie quyết định không mời nhà sản xuất thành công của ban nhạc, [[Keith Olsen]], vì họ muốn có những hiệu ứng nhẹ nhàng và có tính nhịp điệu hơn. Cuối cùng, cả 2 đã tiến tới thành lập một công ty có tên Seedy Management nhằm quảng bá dự án của nhóm<ref name=brunn111>Brunning, tr. 111</ref>. Tên album được lựa chọn là vì có liên quan đến những tin đồn trên.
 
== Thu âm ==
Dòng 49:
Nicks cho rằng Fleetwood Mac chỉ có thể thực hiện được thứ âm nhạc tốt nhất trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất<ref name=dvd32/>, trong khi theo Buckingham, sự căng thẳng giữa các thành viên đã góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện, dẫn tới ''"thành quả chung tốt hơn hẳn việc tổng hợp từng công việc rời rạc"''<ref name=dvdmin12/>. Bộ đôi trên cũng trở nên "nóng lạnh" sau mỗi lần tan hợp, cho dù Buckingham vẫn trực tiếp sửa đổi các ca khúc của Nicks và "biến chúng trở nên tuyệt đẹp"<ref>''Classic Albums'', c. 16:00–17:15</ref>. Phần giọng hòa âm của bộ đôi với Christine McVie là hoàn hảo khi ban nhạc đã sử dụng tất cả những loại micro tân tiến nhất<ref name=SOS/>. Phần lời viết bởi Nicks góp phần làm nổi bật phần chơi của các nhạc cụ khi cô chủ ý viết chúng một cách mập mờ và trừu tượng<ref>''Classic Albums'', c. 29:20–29:30</ref>. Theo Dashut, tất cả các bản thu được thực hiện với ''"cảm xúc và cảm nhận của một người ngoài cuộc... hay một người hòa giải"''<ref name=22min/>. John McVie đã có nhiều tranh cãi với Buckingham trong việc dàn dựng ca khúc, song cả 2 đều dễ dàng thống nhất được cách hiệu quả nhất<ref>''Classic Albums'', c. 19:10–20:10</ref>. Ca khúc "Songbird" của Christine mà Caillat đề nghị thu âm theo âm hưởng của nhà hát đã được thực hiện suốt 1 đêm ròng tại hội trường của nhà hát Zellerbach, thuộc khuôn viên [[Đại học California tại Berkeley]]{{#tag:ref|Zellerbach Hall là nhà hát đa chức năng nằm trong khuôn viên của [[Đại học California tại Berkeley]] và nằm ở phía nam của quảng trường Lower Sproul Plaza. Nhà hát được thiết kế bởi giảng viên Vernon DeMars và được hoàn tất vào năm 1968. Phòng hội trường lớn bao gồm 2.015 chỗ, còn phòng biểu diễn nhỏ có sức chứa 500 chỗ.|group="gc"}}, phía bên kia [[Vịnh San Francisco]]<ref>''Classic Albums'', c. 41:20–41:45</ref>.
 
Sau gần 2 tháng tại Sausalito, Fleetwood thu xếp một tour diễn ngắn 10 ngày để ban nhạc nghỉ ngơi cũng như giao lưu với người hâm mộ. Sau đó, việc thu âm được tiếp tục ở [[Los Angeles]]<ref name=brunn111/>, trong đó có cả phòng thu Wally Heider Studios. Christine McVie và Nicks vắng mặt tại hầu hết các buổi thu và chỉ có mặt khi ban nhạc muốn có thêm phần hát bè hoặc chỉnh sửa. Các thành viên còn lại, cùng Caillat và Dashut, bắt đầu tiến hành quá trình ghi đè và trộn âm sau khi một vài cuốn băng thâu ở Sausalito bị lỗi do bị sử dụng quá nhiều lần trong suốt quá trình thu âm; hầu hết tiếng trống kick và trống mặt đều "không tồn tại"<ref name=SOS/>. Tour diễn mùa thu vòng quanh nước Mỹ vốn đã được bán cháy vé buộc phải hủy bỏ nhằm hoàn thiện album<ref name=RSINT/> khi mà kỳ hạn tháng 9 năm 1976 đã tới gần<ref name=brunn110>Brunning, tr. 110</ref>. Một chuyên gia đã được thuê để chỉnh sửa những cuốn băng ở Sausalito bằng một máy chỉnh dao động chuyên dụng. Với một chiếc tai nghe đặc biệt trong đó cuộn băng lỗi được bật bên tai trái còn phần chỉnh âm tạm thời bên tai phải, kỹ thuật viên này đã điều chỉnh tốc độ bằng những dụng cụ khắc biểu kết hợp với cách chơi nhạc cụ gảy và [[hi-hat]]{{#tag:ref|Một dạng [[chũm chọe]] và là một phần của trống dàn hiện đại. Hi-hat bao gồm 2 chụm chọe đặt đối và chồng lên nhau qua một chân đứng kèm pedal, thường nằm ở phía bên tay trái của người chơi trống. Đây là nhạc cụ rất phổ thông trong các thể loại âm nhạc quần chúng<ref name="DRUMHISTORY">{{chú thích sách |title=The Drum Book: The History of the Rock Drum Kit |first=Geoff |last=Nichols |year=1997 |location=London |publisher=Balafon Books |pages=8–12 |isbn=0879304766 }}</ref>.|group="gc"}} trong từng ca khúc<ref name=SOS/>. Fleetwood Mac cùng 2 nhà sản xuất mong muốn một sản phẩm "không phân biệt", tới mức mỗi ca khúc đều có tiềm năng trở thành đĩa đơn. Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh âm và cùng nhau nghe lại lần lượt từng ca khúc, các thành viên của nhóm có cảm nhận rằng họ vừa thực hiện một sản phẩm "vô cùng đặc biệt"<ref>''Classic Albums'', c. 50:30–51:50</ref>. Tên album được lựa chọn là vì có liên quan đến những tin đồn trên.
 
== Sáng tác ==