Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sách Phúc Âm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 6:
 
Trong Phúc âm Máccô 1,1 nói đến "Tin mừng Đức Giê-su Ki-tô". Có thể hiểu thành ngữ này theo hai nghĩa:
* Tin mừng của Đức Giê-su Ki-tô, tức là tin mừng do chính người rao giảng (Mark 1,15 ; Matthew 11,5 và Luca 4,18).
* Tin mừng về Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là lời rao giảng của các sứ đồ (tông đồ) về Giê-su và ơn cứu độ do người mang đến (Đức Giê-su là đối tượng của lời các tông đồ rao giảng) (Cv 5,42 ; Rm 1,1-3a).
 
Sau nghĩa "tin vui, tin mừng" do lời rao giảng đem đến,vào giữa thế kỷ thứ hai "euaggelion" mang ý nghĩa là sách tin mừng. Thánh Giút-ti-nô dùng với nghĩa này vào năm 150.
Dòng 14:
 
== Quá trình hình thành ==
Đức Giê-su không hề để lại bất cứ ghi chép nào về cuộc đời và thân thế của người. Nội dung của những lời rao giảng tiên khởi của các tông đồ trong thời kỳ sơ khia tập trung vào cái chết và sự sống lại của Giê-su. Sách Tông đồ công vụ ghi lại sáu đoạn tóm kết lời rao giảng đó (2,14-36 ; 3,12-26; 4,8b-12;5,29-32;10,34-43 và 13,16b-41).
 
Đến một lúc nào đó nhất là khi thế hệ đầu tiên qua đi, nhiều người nhận thấy phải giữ lại những truyền khẩu. Các sách tin mừng được hình thành trên cơ sỏ thu gom những truyền khẩu và những tài liệu do các chứng nhân truyền lại.