Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường phái ấn tượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vo iV (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Vo iV (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
Ông nhận thấy tranh triển lãm ở những hội chợ thời đó hầu hết là loại hình phản hiện thực, vô hồn, toàn là những cảnh tượng lý tưởng hóa theo mẫu mã cổ điển, giả tạo, phi thực. Tuy bất mãn, nhưng ông không hề nao núng, bởi vì ông tin chắc rằng một hình thái nghệ thuật của thời đại, sớm muộn gì cũng phải xuất hiện! Ông đã khẳng định rằng thời hiện đại tất nhiên phải có con người hiện đại, như chính ông cũng như Monet, Pissarro, Renoir, Manet và biết bao nhân tài đương thời chưa xuất hiện. Triển lãm Salon de Paris của chính quyền Louis Napoleon , năm 1863 đã loại bức họa khỏa thân của Manet và khoảng độ 4000 tranh, tượng của mấy trăm người khác nữa. Trong đám bị từ khước ấy (les Refusés), hẳn là số người không tuân hành, hoặc bất chấp quy luật nghệ thuật Cổ điển, tương tự như Manet. Để hóa giải tình trạng bất mãn cao độ của đám đông họa sĩ, Napoléon đã mở cho họ Salon dés Refuses, một triển lãm ngoại lệ, dành cho phần tử bị loại khỏi Salon.
 
=== PHONG THÁI HỌA SĨ PARIS ===
==== THỜI ẤN TƯỢNG 1860 - 1900 ====
Monet thân với Renoir và vài bạn họa sĩ chán phong cách vẽ trong họa thất nên cùng nhau ra vẽ phong cảnh quanh bờ sông Seine. Đối với dân Paris thời đó thì họ là một hiện tượng lạ .Còn đối vơi họa giới hàn lâm thì đó là hành vi phản kháng chế độ chính thống. Nhưng họ vẫn vô tư, vẫn say mê vẽ cảnh trời mây sóng nước lung linh, hoặc những cảnh tượng sinh hoạt, những nơi vui chơi giải như cafe sân vườn, bar rượu từ giữa kinh thành ra đến vùng dã ngoại ven đô. Họ cứ thế liên miên sáng tác suốt năm sáu năm trời đến độ thân quen với cảnh vơí người, và vô cung thich thú khi nghe người ta niềm nở đón chào những chàng họa sĩ lang thang ngoài trời les pleinairistes. Hồi đó chưa có ai đặt tên les impressionistes cho họ như là họa sĩ Ấn tượng cả. Họ thường tự coi là những nghệ sĩ đôc lập - les independantes (những người không quan tâm trông chờ hay phụ thuộc vào sự phán xét phải trái, đánh giá hay dở, xấu đẹp, hoặc quyền giám khảo nhà nước đơn phương quyết định “số phận”thành bại, vinh nhục.và cụ thể là có “vinh dự” được chấp nhận trưng bày tác phẩm trong Triển lãm ở Salon de Paris hay không!).
Danh hiệu “Ấn tượng” – Impressionisme - sau này, do đám báo chí a dua theo quan điểm cổ điển gán cho thể loại tranh của nhóm họa sĩ Độc lập trong cuộc triển lãm của họ ở Paris năm 1874, tiêu biểu là một họa phẩm mang tựa đề “Impression Soleil levant” của Claude Monet thôi
Dòng 45:
Nó bao hàm cả một vũ trụ quan đại đồng trong nhân sinh Hiện đại! Nhưng, đồng thời, nó chỉ có thể hiện thực hóa bởi cá biệt tính độc đáo của một thời đại mà thôi! Và, nó phải là một cái gi cực kỳ sống động, bởi vì Sống là Động! Qủa nhiên, động lực sống giữa thế kỷ XIX đã và đang trào dâng như cơn sóng lũ cuốn trôi đi những cái bất động ù lì truyền thống, như Cổ điển vậy.
 
==== MANET VƯỢT HIỆN THỰC, PHÁ CỔ ĐIỂN ====
Manet được Courbet coi như bạn đồng môn Hiện thực, và là “đồng chí” vì cũng có tư tưởng thiên tả (leftist) đôi khi cũng vẽ vài bức có đề tài xã hội, ngụ ý bất mãn với chế độ Napoleon. Tuy không theo Courbet xuống đường bạo động, đảo chánh, nhưng ông lại vận dụng phương thức Hiện thực để tạo phản để chống đối qui ước lý tưởng giả tạo của nghệ thuật Cổ điển.
Trước tiên, Manet tạo dựng tác phẩm “Bữa Ăn Trên Thảm Cỏ” - Le Dejeuner sur l’herbe_1863, nhằm đánh thẳng vào qui ước vẽ Khỏa thân (Nude) của ý thức hệ Cổ điển. Nó gây x-căng đan lớn, náo động cả dư luận quần chúng Paris lẫn giới thẩm quyền hàn lâm. Họ lên án nó là loại tranh trần truồng thô tục ... và chính họa sĩ có ý đồ xúc phạm lý tưởng nghệ thuật truyền thống. Manet thản nhiên, không phản bác, không thanh minh hay biện bạch một lời nào. Thái độ bất chấp dư luận một cách ngạo mạn như thế khiến phe bảo thủ nổi điên lên, hùa nhau đả kích, châm biếm, hạch tội họa sĩ, thậm chí còn vạch cả lý lịch cô người mẫu Victorine đầy tai tiếng trong đám lầu hồng, xóm đêm Paris...
Dòng 54:
Zola cũng đồng ý với Beaudelaire rằng Manet đã vượt ngoài tầm nhìn hiện thực xã hội theo dạng Courbet. Họ đều nhận thấy đã đến thời điểm Manet cần phải tiến thêm một bước để khẳng đinh chủ đích Phản truyền thống đã và đang tiến hành vào giai đoạn quyết liệt. Và Manet đã quyết định đưa tác phẩm Olympia vào triển lãm Salon de Paris 1865. Một trong những năm giông tố, đầy rẫy biến động chính trị, xã hội, phong hóa đảo điên, nhân tâm hỗn loạn.
 
==== THỜI ĐIỂM CÁO CHUNG CỦA TRUYỀN THỐNG HÀN LÂM PHÁP ====
Tác phẩm Olympia 1865 của Manet xuất hiện tức thời gây chấn động xôn xao khắp kinh thành nghệ thuật Paris do cơn cuồng nộ từ giới Salon hàn lâm lan rộng ra dư luận truyền thông đại chúng.
Đám quan lại hàn lâm, trước tiên lên giọng miệt thị cái gã từng xuất thân từ Mỹ thuật hàn lâm mà vẽ Khỏa thân (Nude) hóa ra tranh lõa thể (naked) thô tục đên thế là cùng! Còn A.Wolff, ký giả báo Chiravari, thì cường điệu hết cỡ, rằng là “Manet dám cả gan vẽ người đẹp thành qủy cái”. Báo Figaro theo đà, mô tả Olympia như là “một thân xác trần truồng, da thịt tái mét, trông như một xác chết”. Đến lượt Courbet “đồng chí” của Manet thì nói, nghe ra còn tệ hại hơn thiên hạ: “Người ta đồn rằng đó là nữ chúa heo nái tắm xong, vừa leo lên giường”.