Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường phái ấn tượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vo iV (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Vo iV (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 136:
Một trong những lý do khiến Việt Nam thiếu vắng họa sĩ Ấn tượng là vì hoàn cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn họa sĩ Lê Phổ đang say mê sáng tác tranh Ấn tượng trong cảnh thái bình thịnh vượng giữa kinh đô nghệ thuật Paris thì Việt Nam rơi vào cảnh đói khổ và chiến tranh: nạn chết đói năm Ất Dậu đúng vào lúc bùng nổ Cách mạng mùa thu 1945.
Trường Mỹ thuật Đông Dương phải đóng cửa. Văn nghệ sĩ cũng như đại đa số trí thức, thanh thiếu niên cả nước nghẹn ngào hát bài “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Họa sĩ xuất thân trường Mỹ thuật như Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tường Lân, Bùi Xuân Phái, Tạ Tỵ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ…v.v cùng với những nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy đều vào vùng rừng núi, thôn quê hẻo lánh vùng cao ở Việt Bắc theo quân du kích kháng chiến chống Pháp, gọi chung là Việt Minh. Những trí thức, văn nghệ sĩ theo Việt Minh ở Việt Bắc đều bị xung vào đội ngũ “văn công” làm công tác tuyên truyền cho quân du kích, thực sự là làm văn nô, làm thơ, vẽ tranh ca tụng giai cấp công nông vô sản, và xưng tụng lãnh tụ. Hồ chủ tịch làm câu thơ tuyên ngôn, chỉ thị cho văn nô phải “xung phong” đấu tranh, làm cách mạng bạo động:
 
''Nay ở trong thơ nên có thép''
 
''Nhà thơ cũng phải biết… xung phong.''
 
Những họa sĩ xuất thân trường MTĐD trước kia chỉ học vẽ lối Tân cổ điển Pháp, nay phải vận dụng kỹ năng vẽ tả chân để phục vụ đấu tranh, tạo hình theo kiểu “Hiện thưc xã hội chủ nghĩa” (Social realism, gọi tắt là Soc – realism) theo kiểu tranh tượng cổ động, kích thích những người côn nhân, nông dân cầm súng ôm bom xả thân vì chủ nghĩa vô sản, vì căm thù sâu sắc bọn tư bản bóc lột, và cụ thể là thực dân Pháp. Trong bối cảnh lịch sử đấu tranh ý thức hệ mù quáng, bi đát như thế suốt từ 1945 đến 1954, không họa sĩ nào dám cả gan vẽ tranh Ấn tượng theo đề tài trữ tình, lãng mạn cả.