Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường phái ấn tượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Vo iV (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
== “IMPRESSIONISME” - Một Trào Lưu Cách Mạng Nghệ Thuật Hiện Đại ==
== Tiền Ngôn ==
[[File:Manet’s View of Paris World Fair - 1867.jpg|thumb|371x371px|Manet’s ''View of
Paris World Fair - 1867_ ''“Cảnh quan Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Paris”]]
Trong danh tác “Họa Sĩ Thời Hiện Đại” - 1862, Le Peintre de la Vie Moderne, phê bình gia nghệ thuật Charles Beaudelaire đã tiên báo sự xuất hiện một trào lưu Cách mạng nghệ thuật của thời Hiện đại.
Thời đại của thế hệ Beaudelaire là một thời phát triển văn minh khoa học kỹ thuật được đánh dấu bằng những cuộc Triển lãm Quốc tế, được gọi là Hội chợ Thế Giới – World Fair từ những năm 1851 ở London, 1855 và ‘62, rồi ‘67 ở Paris, đến 1886 và ‘89 ở Paris và Chicago USA… đặc biệt là tháp Eiffel dựng năm 1889 ở Paris nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp 1789, đồng thời là tiêu biểu cho trình độ văn minh thời Hiện Đại.
Họa phẩm “Cảnh quan Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Paris” - View of Paris World Fair của danh họa Edouard Manet cũng được coi là một trong nhưng tín hiệu của trào lưu nghệ thuật thời đại đang hình thành!
 
Manet là bạn văn nghệ với Beaudelaire, và bạn họa khá thân với Monet, Renoir, Pissarro cùng một số họa sĩ trẻ thường đi vẽ ngoài trời, cảnh sông nước ven bờ sông Seine, những cảnh sinh hoạt phố phường, những quán hàng đông vui giữa Paris. Tuy nhiên, Manet vẫn ở một mình trong họa thất vẽ khỏa thân, hoặc tranh nhân vật, thỉnh thoảng mới ra phác họa cảnh ngoài trời. Ông vẫn còn giữ phong cách Hiện thực kiểu Courbet, cho đến khi tiếp xúc nhiều hơn với nhóm Monet, ông bắt đầu phóng bút nhanh, nét mạnh, màu sáng hơn trước. Nhân đó, Baudelaire khuyến khích anh em họa sĩ nên mạnh dạn chuyển hóa bút pháp theo đà phóng thần tốc của khí thế thời đại. Đó chính là chủ đề ông đã tuyên ngôn về Trào lưu nghệ thuật của con người hiện sinh trong thế giới Hiện Đại.
Hiện đại tính hiển thị ở những hiện tượng chuyển hóa vô thuờng, những cái phù du, bất trắc. Đó là phân nửa của nghệ thuật, còn nửa phần kia là cái vĩnh hằng, và cái bất di bất dịch!