Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sa thạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tuhan (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Tuhan (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
[[Hình:SandstoneUSGOV.jpg|nhỏ|trái|Đá cát xếp thành lớp]]
 
Cát kết là ''đá trầm tích hạt '' trong nguồn gốc (khác với các loại đá ''hữu cơ'', như [[đá phấn]] hay [[than]]). Chúng được tạo thành từ các hạt bị gắn kết mà các hạt này lại có thể là các mảnh vỡ của đá đã tồn tại trước đó hoặc là đơn tinh thể của các khoáng vật. Các chất kết dính hay còn gọi là xi măng gắn kết có tác dụng gắn các hạt này với nhau chủ yếu là [[canxit]], các khoáng vật [[sét]] và các khoáng vật [[silica]]. Kích thước các hạt cát trong đá cát nằm trong khoảng 0,1 mm tới 2 mm. (Các loại đá với kích thước hạt nhỏ hơn, bao gồm [[bột kết]] và [[đá sét kết]]. Các loại đá có kích thước hạt lớn hơn, bao gồm đá [[dăm kết]] và [[sỏi kết]] và được gọi chung là ''[[cuội kết]]'').
 
Cát kết được hình thành qua hai giai đoạn. Đầu tiên là quá trình lắng đọng các hạt cát thành các lớp trầm tích. Các trầm tích cát này có thể được lắng đọng trong các môi trường như sông, hồ, biển hay không khí. Sau khi lắng đọng, các hạt cát bị nén ép bởi các lớp đất nằm bên trên và được liên kết với nhau bởi các vật liệu khác (xi măng) lắng đọng cùng lúc với chúng. Các loại xi măng phổ biến nhất là [[silica]] và [[canxi cacbonat canxi]] vì chúng được tạo ra từ sự hòa tan hoặc thay thế của cát khi chúng bị chôn vùi.
 
Môi trường trầm tích sẽ quyết định các đặc trưng của đá cát được tạo ra như ''kích thước hạt'', ''độ chọn lọc'', ''thành phần'' ở mức độ vi mô (kiến trúc) và cấu tạo của đá ở mức độ vĩ mô như tính phân lớp... Các môi trường chủ yếu của quá trình trầm tích là môi trường lục địa (lục nguyên) và môi trường biển, được chia ra thành các nhóm chủ yếu sau: