Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ninh Tốn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
1744
Dòng 3:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Ông là người Côi Trì, nay thuộc xã [[Yên Mỹ, Yên Mô|Yên Mỹ]] huyện [[Yên Mô]], tỉnh [[Ninh Bình]]. Theo bia "Côi Trì bi ký" do Ninh Tốn soạn năm [[1769]], thì tổ tiên ông trước ở Ninh Xá, huyện [[Chí Linh]] ([[Hải Dương]])<ref>''Thơ văn Ninh Tốn'', tr. 7.</ref>. Tuy nhiên, theo "Bia Dã Hiên Tiên Sinh Mộ Biểu"<ref>{{Chú thích web|url = http://baotangnhanhoc.org/vi/tin-tuc-su-kien/su-kien-noi-bat/780-mt-bn-gia-hun-45-chng-khc-tren-a-.html|title = Bia Dã Hiên Tiên Sinh Mộ Biểu}}</ref>, Gia phả họ Ninh tại Côi Trì, thì tổ tiên ông là cụ Doãn Chung từ thôn Ninh Xá Hạ, xã Yên Ninh, huyện [[Ý Yên]] (nay thuộc tỉnh [[Nam Định]]) tới "chiếm xạ" (?) tại Côi Trì vào khoảng năm Hồng Đức triều Hậu Lê khai khẩn đất rồi định cư luôn ở đó.
Cha Ninh Tốn là Ninh SảnNgạn (''hiệu Dã Hiên, Hy Tăng'')<ref>''Thơ văn Ninh Tốn'', tr. 8.</ref>, một ẩn sĩ, là tác giả của hai tập sách: Vũ Vu thiển thuyết (''Lời bàn nông cạn về thú ở ẩn'') và Phong vinh tập (''Tập thơ văn Vịnh gió''). Bác của Ninh Tốn là Ninh Địch, đỗ [[Hoàng giáp]] khoa [[Mậu Tuất]] ([[1718]]) đời [[Lê Dụ Tông]].
 
Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được cha cho trọ học ở kinh đô [[Thăng Long]]. Năm [[1762]], ông đỗ Hương cống (tức [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]]). Sau đó, ông tiếp tục theo học với Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh. Ở đây ông kết thân với hai bạn học là [[Phạm Nguyễn Du]] và [[Vũ Huy Tấn]].
Dòng 33:
Theo sử liệu <ref>''Hợp tuyển thơ văn Việt Nam'' (Tập 3) và ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 722)</ref> thì Ninh Tốn làm quan [[nhà Lê sơ|nhà Lê]] trải đến chức Hữu Thị lang, tước Trường nguyên bá. Khi nhà Lê mất, ông tiếp tục phục vụ [[nhà Tây Sơn]], giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước hầu. Và nhờ năm [[Canh Tuất]] ([[1790]]), ông có đề tựa tập thơ ''Hoa trình học bộ tập'' của thầy học là Vũ Huy Đĩnh và đề tựa cuốn sách y học ''Thai sản điều lý phương pháp tự'' của bạn là Hoàng Phong Ôn Phủ (tức Nguyễn Thế Lịch), mà người đời sau biết được vào năm đó (47 tuổi) ông đã xin về nghỉ ở quê.
Theo ''Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam'' thì Ninh Tốn mất năm [[1790]]<ref>''Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam'', bản điện tử: [http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=15D4aWQ9MjM1MDMmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1zdGFydCZrZXl3b3JkPW4=&page=22]. Phần tiểu sử Ninh Tốn trước năm [[1781]], chủ yếu căn cứ theo thông tin trong bài Tựa ở tập ''Chuyết Sơn thi tập'' do chính ông soạn năm [[1781]]. Sau năm này, mới phải chép theo các nguồn khác.</ref>. Tuy nhiên, theo Gia phả họ [[Ninh]]<ref>{{Chú thích web|url = http://honinh.vn|title = website của dòng họ Ninh tại Việt Nam}}</ref> , thì ông mất ngày 5 [[tháng năm|tháng 5]] năm [[Ất Mão]] ([[1795]]).
 
==Tác phẩm==