Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiến hóa sao”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TXiKiBoT (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: tr:Yıldız evrimi
Dòng 19:
==Giai đoạn hình thành==
[[Hình:Eagle nebula pillars.jpg|phải|nhỏ|180px|Tinh vân Đại Bàng, chiếc nôi của các ngôi sao trong chòm sao [[Cự Xà]].]]
Việc quangquan sát các tổ hợp lớn của vật chất liên sao, được thực hiện trong vùng [[phổ]] [[hồng ngoại]], khẳng định quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng, vật chất ''tiền sao'', vật chất sinh ra các ngôi sao nhờ quá trình ''co hấp dẫn'', là các đám mây bụi và khí liên sao. Theo ''tiêu chuẩn Jeans''<ref>[[:en:Jeans instability|Bất ổn định Jeans]]</ref>, quá trình ''co hấp dẫn'' chỉ có thể xảy ra trong trong các đám mây ''vật chất liên sao'' lạnh và lớn, với [[khối lượng Jeans|khối lượng]] hơn 1000 lần [[khối lượng Mặt Trời|khối lượng]] [[Mặt Trời]], [[nhiệt độ]] khoảng 50 [[Kelvin|K]] và các [[chiều dài Jeans|kích thước]] vài chục [[parsec]]. Các vật thể lớn như thế chỉ có thể là các khối tổ hợp bụi-khí của vật chất liên sao, một trong những tổ hợp điển hình là [[tinh vân Lạp Hộ]] trong [[chòm sao]] [[Lạp Hộ]], còn gọi là [[Thiên thể Messier|M]]42.
 
[[Mật độ]] chất bụi khí tại các vùng này có giá trị khoảng 10<sup>-21</sup> đến 10<sup>-20</sup>[[gram|g]].[[cm]]<sup>-3</sup>, ứng với khoảng 5.10<sup>3</sup> [[nguyên tử]] trong một cm<sup>3</sup>. Quá trình hình thành sao từ khối bụi khí xảy ra qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn phát triển ''tiền sao'', khối vật chất bụi khí co lại, làm tăng [[khối lượng riêng]] trung bình của nó. Khi sự co lại diễn ra đủ mạnh và càng lúc càng nhanh hơn trong vùng mật độ cao, khối tổ hợp bụi khí lạnh này dần tan vỡ thành một số lượng lớn các đám mây riêng lẻ và đặc. Chính các đám mây nhỏ này là các phôi sinh ra các [[tiền sao]], mà sau đó chúng dần dần tạo nên các [[tổ hợp sao]] (tiếng Anh: ''Stellar association'').