Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hà elip”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{fact}} → {{fact|date=7-2014}} (2)
Dòng 29:
== Hình dạng và kích thước ==
Thiên hà elip có hình dạng và kích thước đa dạng: kích thước nhỏ từ mười [[pasec|kilopasec]] đến trên 100 kilopasec, và khối lượng từ 10<sup>7</sup> đến gần 10<sup>13</sup> [[khối lượng Mặt Trời]]. Phạm vi kích thước và khối lượng của các thiên hà elip rộng hơn nhiều so với các kiểu thiên hà khác. Loại thiên hà elip nhỏ nhất, [[thiên hà elip lùn]], có thể không lớn hơn một [[cụm sao cầu|quần tinh cầu]] điển hình, nhưng chúng có thể chứa một lượng đáng kể [[vật chất tối]] mà không có mặt trong các quần tinh cầu.
[[Phân loại hình thái của thiên hà|Trong phân loại của Hubble]] về các thiên hà elip có chứa một số nguyên miêu tả độ giãn của hình ảnh các thiên hà elip.
 
Sự xác định dựa trên tỉ số trục lớn (''a'') trên trục nhỏ (''b'') của ảnh thiên hà:
 
:<math>10 \times \left(1 - \frac{b}{a}\right)</math>
Dòng 40:
Các [[thiên hà elip lùn]] có những tính chất trung gian giữa các thiên hà elip thông thường và các [[cụm sao cầu|quần tinh cầu]]. Các [[thiên hà dạng cầu lùn]] dường như là một lớp riêng biệt: tính chất của chúng gần giống với thiên hà không đều và dạng cuối của thiên hà xoắn ốc.
 
Phía cuối của phổ phân loại thiên hà elip, có một cách phân chia nhỏ hơn, mở rộng cách phân loại của Hubble. Mở rộng thiên hà elip khổng lồ ''gE'' (giant ellipticals), là [[thiên hà loại D]] và [[thiên hà loại cD]]. Chúng tương tự với nhóm phân loại thiên hà ''anh em'' nhỏ hơn, nhưng có độ khuếch tán hơn (more diffuse), cùng với quầng lớn hơn (larger haloes). Một số thì xuất hiện giống với các [[thiên hà thấu kính]]{{fact|date=7-2014}}.
 
== Quá trình tiến hóa ==
Những suy luận hiện tại cho rằng các thiên hà elip có thể hình thành từ một quá trình dài bắt đầu từ hai thiên hà cùng khối lượng, với kiểu hình thái bất kỳ, chúng va chạm với nhau và cuối cùng hòa trộn lại thành thiên hà elip.{{Citation needed|date=November 2009}}
 
Những vụ sát nhập các thiên hà lớn được cho là xảy ra thường xuyên ở buổi đầu của lịch sử vũ trụ, nhưng hiện nay đã thưa dần đi. Trong khi sự hòa trộn các thiên hà nhỏ trong đó hai thiên hà với khối lượng khác nhau, thì có thể cho kết quả không chỉ hình thành lên thiên hà elip khổng lồ, mà có thể là những hình thái thiên hà khác. Ví dụ, [[Ngân Hà]] của chúng ta được biết tới là đang "nuốt" những thiên hà nhỏ hơn.{{Citation needed|date=January 2010}} Cũng chính Ngân Hà, đang bị ảnh hưởng bởi một sức hút xuyên tâm chưa được biết tới, và trong khoảng 3-4 tỷ năm nữa, nó có thể va chạm với [[thiên hà Tiên Nữ|thiên hà Andromeda]]. Người ta cũng đưa ra lý thuyết rằng thiên hà elip là kết quả của sự va chạm và hòa trộn của hai [[thiên hà xoắn ốc]].{{fact|date=7-2014}}
 
Mỗi thiên hà elip được tin là chứa một [[lỗ đen siêu khối lượng]] tại tâm của nó. Khối lượng của lỗ đen có liên hệ tương quan chặt chẽ với khối lượng của thiên hà mẹ, thông qua [[tương quan M-sigma]]. Người ta cũng cho rằng lỗ đen có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giới hạn sự phát triển của các thiên hà elip trong buổi đầu của vũ trụ bằng việc kìm hãm sự hình thành các ngôi sao.{{Citation needed|date=January 2010}}