Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn miếu (Huế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Kiến trúc: Alphama Tool, General fixes
Dòng 24:
Từ Đại Thành Môn nhìn vào phía trong, ngay chính giữa có ngôi đại điện thờ [[Khổng Tử]] gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.
 
Trước sân miếu, có hai nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia "[[Minh Mạng|Thánh Tổ Nhân Hoàng đế]] dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân”thân" (vua [[Minh Mạng]] dụ về việc [[Hoạn quan|Thái giám]] không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia "[[Thiệu Trị|Hiến Tổ Chương Hoàng]] đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính”chính" (vua [[Thiệu Trị]] dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
[[Tập tin:Stele bearing list of doctors.jpg|nhỏ|phải|300px|Bia tiến sĩ tại Văn Thánh Huế]]
Phía ngoài cổng Đại Thành, bên trái có Hữu Văn Đường; bên phải xây Duỵ Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị [[Tiến sĩ]] triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm [[Khải Định]] thứ 4 (1919).
 
Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí [[pháp lam]]. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn [[chữ Hán]] lớn “Đạo"Đạo Tại Lưỡng Gian”Gian" (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác"Trác Việt Thiên Cổ”Cổ" (vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia “Khuynh"Khuynh cái hạ mã”mã" (nghiêng lọng xuống ngựa).
 
Văn Miếu Huế được xây dựng ngoài việc thờ Khổng Tử còn thờ Tứ Phối: [[Nhan Tử]], [[Tăng Tử]], [[Ngũ Tử Tư|Tử Tư]] và [[Mạnh Tử]], cùng [[Thập Nhị Triết]]. Đông Vu và Tây Vu gồm 14 án, thờ các Tiên Hiền và Tiên Nho, những người có công trong việc phát triển [[nho giáo|đạo Nho]]. Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ gọi là linh vị, mộc chủ, thần chủ để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ, còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi vì triều Nguyễn cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng hình tượng.