Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Dung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14:
Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng.”<ref>Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr. 234</ref>. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm [[Quý Tị]] ([[1413]]) ở khu vực Thái Gia<ref> Theo ''Minh Sử'' của Trương Đĩnh Ngọc (Trung Quốc) thì trận đánh này xảy ra tại Ái Tử, nay thuộc huyện [[Triệu Phong]], [[Quảng Trị]]. (dẫn lại theo Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr. 235)</ref>.
 
[[Đại Việt Sử Toàn Thưthư]] của [[Ngô Sĩ Liên]] chép:
:''Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.''<ref>''Đại Việt Sử Kí Toàn Thư'' (Bản kỉ toàn thư, quyển 9, tờ 22-b). ''Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục'' chép tương tự và hạ bút viết lời tiếc rẻ: ''Trời nuông tha trương Phụ'' (Chính biên, quyển 12, tờ 39).</ref>