Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ninh Tốn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 31:
Năm [[1788]], Bắc Bình Vương [[Nguyễn Huệ]] ra [[Bắc Hà]] diệt [[Vũ Văn Nhậm]], rồi cho sắp đặt lại quan chức. Ninh Tốn được phong chức Hàn lâm trực học sĩ, để cùng với [[Nguyễn Thế Lịch]], [[Nguyễn Bá Lân]], [[Nguyễn Du]], [[Phan Huy Ích]] giúp [[Ngô Văn Sở]] và [[Ngô Thì Nhậm]], cai quản đất Bắc.
 
Có các nhận định khác nhau về việc Ninh Tốn ra phục vụ Tây Sơn. Các tác giả của sách Thơ văn Ninh Tốn cho rằng đó là sự thức thời, tuy nhiên sách Đại Nam Liệt Truyện<ref>''Đại Nam Liệt Truyện''</ref> viết "''Ninh Tốn trước trốn tránh không chịu ra, Huệ bắt em là Hương Công lôi ra chém đi để cho Tốn sợ, sau Ninh Tốn mới ra''".
 
Theo sử liệu <ref>''Hợp tuyển thơ văn Việt Nam'' (Tập 3) và ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 722)</ref> thì Ninh Tốn làm quan [[nhà Lê sơ|nhà Lê]] trải đến chức Hữu Thị lang, tước Trường nguyên bá. Khi nhà Lê mất, ông tiếp tục phục vụ [[nhà Tây Sơn]], giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước hầu. Và nhờ năm [[Canh Tuất]] ([[1790]]), ông có đề tựa tập thơ ''Hoa trình học bộ tập'' của thầy học là Vũ Huy Đĩnh và đề tựa cuốn sách y học ''Thai sản điều lý phương pháp tự'' của bạn là Hoàng Phong Ôn Phủ (tức Nguyễn Thế Lịch), mà người đời sau biết được vào năm đó (47 tuổi) ông đã xin về nghỉ ở quê.