Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dung nham”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thành phần của dung nham: clean up, replaced: các các → các using AWB
n →‎Thành phần của dung nham: clean up, replaced: giản nở → giãn nở using AWB
Dòng 14:
Dung nham ''trung gian'' hay [[andesit]] có ít nhôm và silica và thường có nhiều [[magiê]] và [[sắt]]. Dung nham trung gian tạo thành các vòm [[andesit]] và dung nham khối, thường tạo thành các bậc của núi lửa hỗn hợp như ở [[Andes]]. Các dung nham nghèo nhôm và silica hơn dung nham felsic thường nóng hơn (trong khoảng 750 đến 950 °C), chúng có khuynh hướng ít nhớt hơn. Nhiệt độ lớn hơn làm phá hủy các liên kết polymer trong mácma, làm chúng có ứng xử giống [[chất lưu]] hơn và cũng có khuynh hướng hình thành các [[ban tinh]]. Do có thành phần sắt và magiê cao hơn nên chúng nguội sẽ tạo thành các khối đá có màu tối hơn, thường là các khoáng vật [[amphibol]] hoặc [[pyroxen]] ở dạng ban tinh.
 
Dung nham ''[[mafic]]'' hay dung nham [[đá bazan|bazan]] đặc trưng bởi hàm lượng sắt, và magiê cao, và nhiệt độ khi phun trào thường trên 950 °C. Mácma bazan có sắt và magiê cao còn nhôm và silica tương đối thấp, chúng làm giảm mức độ polymer hóa ở trạng thái nóng chảy. Nhờ có nhiệt độ cao hơn, độ nhớt có thể tương đối thấp, mặc dù vẫn cao hơn độ nhớt của nước hang ngàn lần. Cấp độ polymer thấp và nhiệt độ cao thuận lợi cho sự khuếch tán hóa học, vì vậy thường thấy các ban tinh định hình tốt và lớn trong dung nham mafic. Dung nham bazan có khuynh hướng tạo ra các [[núi lửa hình khiên|núi lửa dạng khiên]] mỏng hoặc '[[lũ bazan|đồng bằng bazan]]', bởi vì các dùng dung nham tích tụ trên một diện rộng sau khi núi lửa phun trào. Bề dày của dung nham bazan đặc biệt là độ dốc nhỏ, có thể lớn hơn bề dày của dòng dung nham đang chảy, do dung nham bazan bị 'giảngiãn nở' khi phun trào từ dưới mặt đất lên (áp suất và nhiệt độ cao hơn trong lòng đất). Hầu hết dung nham bazan thuộc các kiểu a'a hay 'pahoehoe', hơn là dung nham khối. Ở dưới nước, chúng có thể tạo thành '[[dung nham dạng gối]]', tương tự như kiểu dung nham entrail-type pahoehoe trên cạn.
 
Dung nham ''[[Đá siêu mafic|siêu mafic]]'' như [[komatiit]] có hàm lượng mácma magiê cao tạo thành [[boninit]] có nhiệt độ phun trào cực kỳ cao. Komatiit chứa hơn 18% magiê ôxít, và nhiệt độ khi phun trào khoảng 1.600 °C. Ở nhiệt độ này, sẽ không có cấu tạo polymer trong hợp chất khoáng vật, tạo thành chất lưu có độ linh động cao với độ nhớt thấp giống như nước. Hầu hết dung nham siêu mafic được hình thành trước [[Liên đại Nguyên sinh|Proterozoic]], một số tích mácma siêu mafic có tuổi [[Liên đại Hiển sinh|Phanerozoic]]. Không có các komatiit hiện đại vì manti Trái Đất quá nguội để tạo ra mácma có magiê cao.