Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 161:
Cuộc bầu cử Nghị viện ngày 31/7/1932 là cuộc tổng tuyển cử thứ ba ở [[Cộng hòa Weimar|Đức thời Cộng hòa Veimar]] trong vòng 5 tháng, nhưng thay vì mệt mỏi Quốc xã lại lao vào chiến dịch vận động với tinh thần cuồng tín và hăng say hơn bao giờ. Xét qua số người tụ tập để nghe Hitler phát biểu, rõ ràng là Quốc xã đang thắng thế. Chỉ trong một ngày, Hitler phát biểu trước 60.000 người ở Brandenburg, khoảng ngần ấy số người ở Potsdam, rồi đến tối với 120.000 người trong Sân Vận động Grunewald khổng lồ ở Berlin và bên ngoài có thêm 100.000 người nghe tiếng nói của ông qua loa phóng thanh.
 
Cuộc tổng tuyển cử ngày [[31/ tháng 7]] mang lại thắng lợi vang dội cho Đảng Quốc xã.<ref>[http://www.gonschior.de/weimar/Deutschland/RT6.html Cuộc bầu cử trong quốc hội (Reichstag) Đế chế Đức tháng 7 năm 1932.]</ref> Họ chiếm 230 ghế trong Nghị viện, đứng hàng đầu tuy vẫn chưa được đa số tuyệt đối trong tổng số 608 ghế. Ngoại trừ người Công giáo, các tầng lớp trung lưu và thượng lưu đều bỏ phiếu cho Quốc xã. Khi Nghị viện nhóm họp ngày 30/8/1932, Đảng Trung dung Đức cùng với Đảng Quốc xã bầu Göring làm Chủ tịch Nghị viện. Lần đầu tiên, một đảng viên Quốc xã ngồi vào ghế này khi Nghị viện họp lại ngày 12/9 để bắt đầu kỳ họp làm việc. Göring khai thác cơ hội này đến mức tối đa: ông cho biểu quyết giải tán Nghị viện!
 
Cử tri đi bầu trong kỳ tổng tuyển cử kế tiếp ngày 6/11/1932. Quốc xã mất 34 ghế ở Nghị viện, còn lại 196 ghế. Dù Quốc xã vẫn còn là đảng lớn nhất, việc bị mất 2 triệu phiếu là bước thụt lùi nghiêm trọng. Lần đầu tiên, ngọn triều của Quốc xã đang rút xuống, từ vị trí kém hơn đa số tuyệt đối xuống đến mức còn thấp hơn nữa. Ngày 2/12/1932, Tướng [[Kurt von Schleicher]] trở thành thủ tướng, nhưng ngày 23/1/1933, ông đến gặp Tổng thống Hindenburg, thú nhận rằng không thể tạo đa số trong Nghị viện, yêu cầu giải tán Nghị viện. Nhưng Hindenburg không chịu, mà giao cho Papen nhiệm vụ tìm khả năng lập chính phủ dưới quyền của Hitler "chiếu theo những điều khoản của Hiến pháp."