Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Trạch Dân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
thêm lịch sử sau khi thôi chức
Damphat (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 18711888 của 117.7.148.158 (Thảo luận)
Dòng 12:
|kế nhiệm = [[Hồ Cẩm Đào]]}}
 
'''Giang Trạch Dân ''' ([[chữ Hán]] phồn thể: 江澤民, giản thể: 江泽民, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Jiāng Zémín; sinh ngày [[17 tháng 8]] năm [[1926]]) là "hạt nhân của [[Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc|thế hệ lãnh đạo thứ 3]]" của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]], ông giữ chức [[Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc]] từ năm [[1989]] tới năm [[2002]], [[Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa]] từ năm [[1993]] tới năm [[2003]], và là Chủ tịch [[Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Quân ủy Trung ương]] từ năm 1989 tới năm [[2004]]. Sau đó, ông trở về an phận là con cóc vàng, hầu hết đệ tử của ông đã bị Tập Cận Bình làm thịt nhân danh chống tham nhũng.
 
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện [[Sự kiện Thiên An Môn|những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989]], thay thế [[Triệu Tử Dương]], người bị thanh trừng vì quá khoan dung với những người phản kháng, với chức vụ Tổng bí thư. Với ảnh hưởng ngày càng suy giảm của [[Đặng Tiểu Bình]] vì tuổi tác, Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành "[[lãnh đạo tối cao]]" trong thập niên 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bền vững với các [[Cải cách Kinh tế Trung Quốc|cải cách]], thu hồi một cách hoà bình [[Hồng Kông]] từ [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] và [[Ma Cao]] từ [[Bồ Đào Nha]], và cải thiện các quan hệ với thế giới bên ngoài trong khi Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ với chính phủ. Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Hoa Kỳ. Những lời chỉ trích cũng tập trung vào sự bất lực của Giang Trạch Dân trong việc duy trì kiểm soát trên nhiều vấn đề và sự bất công xã hội trong nhiệm kỳ của ông. Các thành viên Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn Trung Quốc buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hoá hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản. Đóng góp của ông vào học thuyết Mác xít, một danh sách các lý luận mang tính chỉ đạo theo đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước, được gọi là lý thuyết [[Ba đại diện]], đã được đưa vào điều lệ [[Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc|đảng]] và hiến pháp [[Hiến pháp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa|nhà nước]].