Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Guiné-Bissau”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chính trị: clean up, General fixes using AWB
n clean up, replaced: đảo chánh → đảo chính (4) using AWB
Dòng 64:
Guiné-Bissau xưa thuộc [[vương quốc Kaabu]], phụ thuộc [[Đế quốc Mali]]. Vương quốc Kaabu đến thế kỷ 18 vẫn tồn tại tuy không trọn vẹn vì [[người Bồ Đào Nha]] đã chiếm cứ vùng duyên hải từ [[thế kỷ 15]]. Nạn [[buôn nô lệ]] phát khởi vào [[thế kỷ 17]], sau càng thịnh hành đến cuối [[thế kỷ 19]] mới chấm dứt và khu vực Guiné-Bissau là nguồn đáng kể cung cấp nô lệ sang [[Tân Thế giới|Tân Thế Giới]], nhất là sang [[Brasil]].
 
Người Bồ Đào Nha duy trì nền thuộc địa đến thập niên 1950 thì phong trào kháng chiến vũ trang do "Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné và Cabo Verde" (''Partido Africano da Independência da Guiné e Cabo Verde'' PAIGC) phát động. Dưới sự lãnh đạo của [[Amílcar Cabral]] đảng này dần kiểm soát được phần lớn nước Guiné. Lực lượng du kích dựa vào địa thế rừng núi và nguồn viện trợ quân sự từ [[Cuba]], [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], [[Liên Xô]] và một số quốc gia [[châu Phi]] khác dần chiếm được ưu thế. Năm 1973 đảng PAIGC tuyên bố độc lập. Liên Hiệp Quốc liền công nhận chính phủ mới. Sang năm sau tại Bồ Đào Nha một chính phủ [[thiên tả]] thành lập sau cuộc đảo chánhchính ở [[Lisboa]] cũng thừa nhận nền độc lập của Guiné-Bissau, chấm dứt 500 năm thuộc địa.
 
Tuy độc lập, liền sau đó Guiné-Bissau bước vào thời kỳ hỗn loạn. Thành phần ủng hộ Bồ Đào Nha trước kia bị sát hại. Điển hình là cuộc thảm sát tại [[Bissorã]]. Mồ chôn tập thể tại [[Cumerá]], [[Portogole]] và [[Mansabá]] là chứng tích của thời kỳ thanh toán trả thù.
 
Khó khăn kinh tế cuối thập niên 1970 đưa đến cuộc đảo chánhchính lật đổ Cabral. Tướng [[João Bernardo Vieira]] cũng thuộc đảng PAIGC nguyên là thủ tướng lên nắm quyền nhưng nhóm PAIGC trên đảo [[Cabo Verde]] không phục và đòi ly khai. Vieira ra lệnh hủy [[hiến pháp]] đương hành và lập Hội đồng Cách mệnh để điều hành chính phủ. Năm 1984 chính phủ phê chuẩn bản hiến pháp mới và giao quyền cho nhóm dân sự do Vieira chủ đạo. Mười năm sau Guiné-Bissau mở cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên nhưng đến năm 1998 thì phe quân đội đảo chánhchính, lật đổ chính phủ của Vieira, gây ra cuộc [[nội chiến Guiné-Bissau]]. Năm 2000, [[Kumba Ialá]] của đảng Cách tân Xã hội (''Partido para a Renovaçao Social'' PRS) đắc cử tổng thống nhưng chỉ ba năm sau phe quân đội lại cướp chính quyền. Ialá bị bắt. Bầu cử quốc hội diễn ra năm [[2004]] hầu tái lập [[chính phủ]] dân sự nhưng xung đột nội bộ trong nhóm quân đội gây nhiều loạn lạc.
 
Tháng 6 năm 2005, Guiné-Bissau lại tổ chức tổng tuyển cử. Hai cựu tổng thống Ialá đảng PRS và Vieira đảng PAIGC đều ra tranh cử với Vieira đắc cử, lập chính phủ dân sự thứ ba của Guiné-Bissau.
Dòng 124:
 
== Kinh tế ==
Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu là [[kinh tế]] [[nông nghiệp]]. Hai hàng xuất cảng chính là [[cá]] và hột [[đào lộn hột|điều]] nhưng nền kinh tế Guiné-Bissau đã gặp nghiều khó khăn kể từ cuộc chiến giành độc lập năm 1974. Tiếp theo sau đó là cuộc nội chiến 1998-99 gây nhiều thiệt hại đến hạ tầng cơ sở. Năm [[2003]] kinh tế Guiné-Bissau lại thêm gián đoạn bởi cuộc đảo chánhchính, làm tổn thương đến mức sống người dân. Hai đợt tuyển cử quốc hội và tổng thống đã đem lại ít nhiều ổn định dầu mong manh để hồi phục kinh tế đất nước.
 
Tính theo chỉ số quốc tế thì Guiné-Bissau là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 2/3 dân chúng sống dưới [[ngưỡng nghèo|ngạch bần cùng]]. Thời kỳ bất ổn chính trị đã làm kinh tế suy thoái, [[xã hội]] suy đồi, và mậu dịch mất quân bình.