Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Si Giám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: chánh → chính (3) using AWB
Dòng 4:
Si Giám là chút của Ngự sử đại phu Si Lự [[nhà Hán]]. Ông sớm mất cha, nhà nghèo, học khắp các sách, trong lúc cày ruộng vẫn không ngừng ngâm vịnh.
 
Giám nhờ học vấn mà nổi tiếng, không chịu ra làm quan ở châu. Ông được Triệu vương [[Tư Mã Luân]] gọi làm Duyện, biết Luân chẳng có ý muốn làm bề tôi, xưng bệnh rời chức. Khi Luân soán ngôi (301), đồng đảng đều được thăng thưởng, chỉ có Giám đóng cửa giữ mình, không chịu thất tiết. [[Tấn Huệ đế]] phục vị, được làm Tham tư không quân sự <ref>Tham tư không quân sự tức là Tham quân cho Tư không, khi ấy là [[Lưu Thực]].</ref>, dần thăng đến Thái tử trung xá nhân, Trung thư thị lang. Đông Hải vương [[Tư Mã Việt]] gọi làm Chủ bộ, đề cử Hiền lương, Giám không đến. Chinh đông tướng quân [[Cẩu Hi]] gọi làm Tòng sự trung lang. Hi cùng Việt đang tranh giành quyền chánhchính, nên Giám không nhận lời. Anh họ là Si Húc, làm biệt giá của Hi, sợ vạ đến mình, khuyên Giám nhận lời, ông rốt cục không đổi ý, Hi cũng không ép.
 
==Lãnh đạo lưu dân==
Dòng 10:
 
==Trấn thủ Duyện Châu==
Lang Da vương [[Tư Mã Duệ]] vừa nắm vùng Giang Tả, thừa chế tạm cho Giám làm Long tương tướng quân, Duyện Châu thứ sử, giữ Trâu Sơn. Khi ấy [[Tuân Phiên]] dùng Lý Thuật, [[Lưu Côn]] dùng con anh mình là Lưu Diễn, đều làm Duyện Châu thứ sử; thành ra có 3 thế lực chia nhau Duyện Châu, đều mang danh nghĩa nằm dưới chánhchính quyền Tây Tấn, nhưng chiếm lấy một quận mà cát cứ, thi hành chánhchính sách riêng rẽ, không biết đến nhau. Lại thêm lực lượng người Hồ của [[Từ Kham]] và [[Thạch Lặc]] từ 2 mặt xâm phạm, hằng ngày đều xảy ra chiến sự, không thể trông mong vào sự giúp đỡ nào khác. Trăm họ Duyện Châu đói kém, đến nỗi phải ăn cả xác chuột trên đồng, nhưng ngày càng nhiều người tìm đến nương nhờ Giám. Sau 3 năm, lực lượng của Giám lên đến mấy vạn, Tư Mã Duệ bèn gia cho ông làm Phụ quốc tướng quân, đô đốc Duyện Châu chư quân sự.
 
==Về triều nhiệm chức==