Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thương tiếc: clean up, General fixes using AWB
n clean up, replaced: chánh → chính (2), Chánh → Chính using AWB
Dòng 4:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Ông sinh tại làng Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm, huyện La Sơn (nay là xã Trung Lễ, huyện [[Đức Thọ]]) tỉnh [[Hà Tĩnh]]. Là con cả của nguyên Bố ChánhChính [[Bình Định]] Lê Khanh<ref>Cao Xuân Dục ghi ''Lê Kiên'' (tr. 514).</ref>, ông được tập ấm, nên được gọi là '''Ấm Ninh'''. Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là người thông minh, ứng đối nhanh nhẹn, có tinh thần quả cảm...nhưng không chuộng lối học khoa cử.
 
===Chống Hòa ước Giáp Tuất===
Dòng 19:
 
===Đánh hạ thành Hà Tĩnh===
Trước đây, khi vua [[Hàm Nghi]] xuất bôn ra Sơn phòng Phú Gia ([[Hương Khê]]) đã ra lệnh cho Bố chánhchính Hà Tĩnh Lê Đại ra đón, nhưng ông này đã kháng chỉ. Cho nên sau đó nhà vua đã mật lệnh cho Lê Ninh đem quân đến trừng trị.
 
Ngày [[2 tháng 10]] năm [[Ất Dậu]] ([[5 tháng 11]] năm [[1885]]), Lê Ninh cấp tốc đưa quân vào Hà Tĩnh, phối hợp với lực lượng của Nguyễn Duy Chanh - Nguyễn Duy Trạch ở [[Can Lộc]], của Nguyễn Cao Đôn ở [[Thạch Hà]], để cùng bao vây tỉnh thành trên.
 
Với chiến thuật "nội công ngoại kích", nghĩa quân đã bất ngờ đột nhập giết chết Bố chánhchính Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, giải phóng tù nhân (trong đó có [[Cao Thắng]], vì gia cuộc khởi nghĩa của Trần Quang Cán nên bị bắt giam, về sau trở thành tướng lĩnh trụ cột dưới cờ của [[Phan Đình Phùng]]), và thu toàn bộ khí giới, [[vàng]] [[bạc]], [[thực phẩm|lương thực]] và một số [[voi]] cùng ngựa chiến.
 
Hạ xong thành Hà Tĩnh, Lê Ninh lên Sơn phòng Phú Gia giao nộp chiến lợi phẩm lên vua Hàm Nghi. Ông được nhà vua khen ngợi, phong làm Bang biện quân vụ, giao coi giữ đại đồn Trung Lễ. Đây là chiến công đầu tiên và cũng là chiến công vang dội nhất của ông.