Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thân Cảnh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cumeo89 (thảo luận | đóng góp)
chuyển đến từ vi.wiktionary.org
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 18:28, ngày 6 tháng 4 năm 2009

Ông còn có tên là Cảnh Nguyên, Đạo Nguyên hay Cảnh Long - Một thủ lĩnh người Tày nổi tiếng, con trai phò mã Thân Thiệu Thái và công chúa Bình Dương, quê ở Động Giáp, tức vùng giáp khẩu Kép, Lạng Giang (Bắc Giang), có thời lên ở và làm tù trưởng châu Quang Lang (châu Ôn, Lạng Sơn).

Thực ra, cả dân Động Giáp là họ Giáp. Thời nhà Lý rất coi trọng việc thắt chặt các quan hệ với tù trưởng các dân tộc thiểu số, họ Giáp nhiều người giúp Vua dẹp giặc có công lớn, thường được lấy công chúa, làm phò mã và được lộc hậu, quan cao, Vua ban ơn quệt thêm cho một nét chữ nên từ Giáp trở thành Thân. Từ đó, dân động Giáp phần nhiều mang họ Thân để ghi ơn Vua, lộc nước.

Năm 1055 ông cùng các tù trưởng Vi Thủ An, Tông Đản, Lưu Kế Tông, Hoàng Kim Mãn chỉ huy bộ binh đánh thẳng lên thành Ung Châu, phối hợp với đạo quân thái uý Lý Thường Kiệt đi bằng đường thuỷ tấn công Liêm Châu, tiêu diệt quân nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

Mùa xuân năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta, giặc tiến ồ ạt, ông cầm quân bảo vệ biên giới, nhưng không chặn nổi giặc đã cùng các tù trưởng : Sầm Khánh Tuân, Nùng Trọng Linh... cho quân rút vào rừng, tổ chức dân binh dùng chiến thuật du kích tiêu hao sinh lực địch, quấy rối vùng sau lưng của chúng, những trận tập kích vào hậu cứ quân xâm lược Tống được tổ chức làm cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên, lực lượng bị tiêu hao. Nhân dân gọi ông là Thần, địch gọi ông là “một vị thiên thần”.

Trong vùng tạm chiếm, ông thực hiện vườn không nhà trống, địch đến ông “cho dân rút hết vào rừng, chỉ để một vài người ốm yếu ở nhà”, giặc phải thừa nhận: “Lưu Kỷ, Thân Cảnh Phúc đều cầm cường binh”. Chúng nhận xét về Thân Cảnh Phúc và đội dân binh giàu lòng yêu nước, chiến đấu gan dạ của ông : “Thấy quân Tống đi lẻ loi thì ra giết chết hoặc bắt về. Người đó quả là một vị thiên thần”.

Ông được Vua Lý phong chức tri châu và gả cho công chúa Thiên Thành.

Trong sự nghiệp đánh thắng quân xâm lược Tống thời Lý, ông đã đóng góp một phần đáng kể, ông là tấm gương về tinh thần đoàn kết, chiến đấu của các dân tộc anh em trong cuộc chiến tranh giữ nước