Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Duy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Infobox Writer
| name = Vương Duy
| image = Wang Wei.jpg
| caption = Vương Duy trên bìa cuốn "Wan hsiao tang-Chu chuang -Hua chuan (晩笑堂竹荘畫傳)" xuất bản năm 1921
| caption =
| birth_date = [[701]]
| birth_place = [[Trung Quốc]]
Dòng 16:
| footnotes =
}}
[[Hình:Wang Wei 001.jpg|nhỏ|phải|"[[Phục Sinh (học giả)|Phục Sinh]] thụ kinh đồ" của Vương Duy]]
'''Vương Duy''', [[tiếng Trung]]: 王维 ([[701]]-[[761]]), tự '''Ma Cật''', người huyện [[Kỳ (huyện)|Kỳ]], [[Tấn Trung]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]. Ông là một [[nhà thơ]], một [[họa sĩ]], một nhà viết [[thư pháp]] và một [[chính khách]] nổi tiếng đời [[nhà Đường|Đường]]. Ông còn được người đời gọi là '''''Thi Phật'''''. Cùng với [[Lý Bạch]] (Thi Tiên) và [[Đỗ Phủ]] (Thi Thánh) là ba người nổi tiếng về tài thơ ca thời Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về [[Phật học]] và theo trường phái Thiền tông. Trong [[Phật giáo]] có [[Duy-ma-cật sở thuyết kinh|Duy Ma Cật kinh]], là kinh sách do [[Duy-ma-cật]] dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật.
==Tiểu sử==
[[Hình:Wang Wei 001.jpg|nhỏ|phải|"[[Phục Sinh (học giả)|Phục Sinh]] thụ kinh đồ" của Vương Duy]]
Năm Khai Nguyên thứ 9 ([[721]]) thời [[Đường Huyền Tông]], Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm điều cấm, bị khiển trách và phải đến Tế Châu làm tham quân. Năm Khai Nguyên thứ 14 ([[726]]), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di, thăng tới [[giám sát ngự sử]]. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 ([[755]]), [[An Lộc Sơn]] chiếm [[Trường An]]. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở tại biệt thự Lam Điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn, sau thăng tới thượng thư hữu thừa, vì thế người đời còn gọi ông là '''Vương hữu thừa'''.