Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhan Chân Khanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 42:
 
==Mất lòng Tể tướng==
Nhan Chân Khanh không tiếp tục ra mặt trận mà hoạt động trong triều đình. Ông đề xướng nghi lễ để đưa hành vi của bầy tôi vào quy phạm. Bên ngoài, các tướng [[Quách Tử Nghi]], [[Lý Quang Bật]] khổ chiến trong nhiều năm đã dẹp được loạn An Sử năm 763.
 
Do Nhan Chân Khanh thẳng thắn, không việc gì biết mà ông không nói<ref>Triệu Kiếm Mẫn, sách đã dẫn, tr 314</ref> nên ông bị quyền thần Lý Quốc Phụ ghét, hai lần bị hạ chức.
 
Thời [[Đường Đại Tông]] (762-779), ông lại được mời về làm quan trong triều. Tuy nhiên tính ngay thẳng của ông làm Tể tướng Nguyên Tải không vừa lòng. Nguyên Tải muốn chuyên quyền, nên đề ra quy định: các quan có lời gì muốn tâu thì không được trực tiếp tâu vua mà phải tâu lên trưởng quan thượng cấp; trưởng quan trình Tể tướng và Tể tướng tâu vua. Chân Khanh cực lực phản đối ý định đó của Nguyên Tải, cho rằng như vậy là che mắt vua. Nguyên Tải lấy cớ quy kết ông phỉ báng Tể tướng, biếm ông ra làm quan ở ngoài.
 
Không lâu sau Nguyên Tải bị giết, ông lại trở về triều. Dưới thời [[Đường Đức Tông]] (779 – 804), ông lại bị Tể tướng Dương Viêm ghen ghét, đổi ra làm chức Thái tử thiếu bảo, chỉ có danh không có thực quyền.
 
Sau đó khi Tể tướng Lư Kỷ lên nắm quyền cũng không vừa lòng với Chân Khanh. Lư Kỷ là người nham hiểm, bề ngoài tỏ ra cung kính nhưng bên trong mưu hại người khác.
 
Sau [[loạn An Sử]], nhiều phiên trấn vẫn cát cứ không chịu ràng buộc với [[nhà Đường]], trong đó có Lý Hy Liệt ở Hoài Ninh<ref>Nhữ Nam, Hà Nam, Trung Quốc</ref>. Lư Kỷ khuyên Đường Đức Tông cử Nhan Chân Khanh đi dụ Hy Liệt. Mọi người trong triều đều cho rằng không nên làm như vậy vì Hy Liệt hung hãn không muốn quy phục, sẽ nguy hiểm cho Chân Khanh. Tuy nhiên Đức Tông tin dùng Lư Kỷ, nghe theo ý kiến Tể tướng.
 
Năm 785, Nhan Chân Khanh lên đường đi Hứa châu<ref>Tức Hứa Xương, Hà Nam, Trung Quốc</ref>. Lý Hy Liệt bèn bắt giam Chân Khanh. Chân Khanh không khuất phục, tự soạn luôn mộ chí và văn tế cho mình để tỏ ý quyết chết. Hy Liệt dụ ông, muốn thăng chức làm Tể tướng để chống nhà Đường. Chân Khanh nhất định không nghe theo, lớn tiếng mắng Hy Liệt. Do đó Lý Hy Liệt bèn giết ông.