Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Liên, Nam Đàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Alexbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: fr:Kim Liên (commune)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Kim Liên là quê hương của [[Hồ Chí Minh]] và một số chí sĩ yêu nước khác, xưa kia tương truyền rằng, có một nhà địa lý người Trung quốc rất giỏi khi đi qua vùng này, ông thấy địa hình ở đây rất đặc biệt, giữa trung tâm vùng có một ngọn núi đứng độc lập, nếu quan sát kỹ thì thấy đường nét của núi có hình một chữ " Vương" khổng lồ. Vị đó liền phán rằng " Vùng này sẽ xuất hiện một vị thánh là vua của trăm họ nước Nam" ... Quả vậy chủ tịch Hồ chí minh được sinh ra trên đất này, và núi chung là địa danh đã gắn bó với Hồ chí Minh từ thửa ấu thơ.- Hà Hữu Đức -Mậu Tài-Kim liên.
{{Sơ khai}}
[[Thể loại:Hồ Chí Mậu Tài cũng thuộc tổng Lâm Thịnh. Hà Thị Hy là con gái một vọng tộc của làng này. Tuy sống cảnh dân dã nhưng con cháu họ Hà, đàn ông thì có khiếu văn chương; đàn bà thì phần đông là dáng người mảnh mai và có giọng hát hay. Riêng cô gái Hà Thị Hy thì còn là một vũ nữ được bà con nhiều làng xã mến yêu. Số là nơi đây, thuở ấy, hàng năm vào những đêm hội xuân, cùng với lời ca, tiếng hát, làng có tổ chức những màn múa đèn.
[[Thể loại:Hồ Chí Minh]]
 
Hình ảnh một cô gái với dáng người thon thả, uyển chuyển trong bộ áo quần mớ bảy, mớ ba, khi trên hai tay, trên đôi vai và cả trên đầu có đặt đủ năm ngọn đèn mà tất cả đều lung linh, tỏa sáng cùng với những vũ điệu cứ uốn lượn, xoay vòng theo nhịp trống và lời ca. Thì bấy giờ các khán giả thấy bầu trời của thôn quê như cao hơn; làng mạc, đồng điền như rộng hơn; gió xuân bay về dịu mát hơn và con người thêm yêu cộng đồng, yêu thôn ổ của mình nhiều hơn. Cuộc sống tuy lam lũ, ăn bữa hôm còn phải lo bữa mai nhưng vào dịp đầu xuân ai mà nỡ bỏ qua các buổi múa đèn. Cô gái Hà Thị Hy đã góp phần tạo cho làng Sài có được những đêm hội đông vui đến say lòng người như thế.
 
Hy là con gái của ông Hà Văn Cẩn, một bậc huynh thứ ở trong làng.
 
Cơ ngơi của ông Cẩn cũng chỉ là nhà tranh, sân đất nhưng trong vườn có nhiều loại cây cho hoa. Chúng nép mình dưới những gốc cau và đón gió vào các buổi mai lên rồi được che nắng giữa những ban trưa trời nồng. Mùa xuân cũng là mùa cau nở bẹ, hương của hoa như cứ nâng nhanh bước chân và mở rộng tấm lòng của mỗi con người.
 
Ở ngoài đồng, ông Cẩn chỉ lo công việc cày bừa. Còn phân tro, cấy trỉa, cỏ dã, gặt hái là chuyện của những người khác. Chỉ góp sức có vậy thì mọi người trong nhà cũng đã rất vui lòng về ông. Thời gian chủ yếu, ông dành để đọc sách, chăm cây cảnh trong vườn. Và thường thường, mỗi chiều, khi bóng mái tranh đã trải kín cả cái vùng sân đất thì với chiếc chõng tre, một khay nước bày mấy cái chén cổ đựng trà và cây đàn nguyệt, thời gian còn lại của ngày hôm đó đã chuyển ông từ một lão nông tri điền sang một nghệ sĩ vô danh nơi thôn dã.
 
Cây đàn của ông, cái cần nó dài ngoẵng với hàng phím cao gồ, khô khát và mặt cầm thì tròn như ông trăng, được bịt bằng tấm da của con kỳ đà, trên đó căng lên mấy sợi dây xe từ loại tơ vốn chọn trong những tổ kén dày và óng mượt nhất nên âm thanh của tiếng đàn vừa ấm vừa vang xa. Dưới những ngón tay uyển chuyển của ông, các nốt nhạc cứ được cất lên theo từng cung bậc khi bỗng, khi trầm. Sự thật, những người dân quê ở trong làng chẳng hiểu biết bao nhiêu về chúng, nhưng sao mà cứ thích nghe và có khi họ đã đứng lặng trước những âm vực sâu lắng của cung đàn.
 
Bà Cẩn là một phụ nữ hết lòng chiều chồng thương con. Cũng chẳng phải bà không hiểu những giá trị tinh thần trong sinh hoạt nghệ thuật của Hy cũng như trong thú chơi tiêu khiển của ông Cẩn nhưng vì tính vốn bình dị và kín đáo nên bà không muốn họ thi thố tài năng như thế. Đã chẳng phải một lần bà nghe … nào là “ xướng ca vô loại, vũ nữ van trinh”. Nhất là khi Hà Thị Hy – người con gái của bà đã ngoài hai mươi tuổi vẫn chưa yên bề gia thất. Trong lúc đó thì bạn đồng trang lứa có người đã con bế, con mang. Vì lo cho con, lắm lúc bà Cẩn nghĩ hay là vì nhà mình đã có tiếng đàn lại đua đòi múa hát nên con gái nó ế chồng. Nhưng rồi bà tự giải đáp và thấy là nhà mình không ở cảnh như vậy. Chẳng phải là đã có có nhiều chàng trai đứng đắn thuợc các gia đình tử tế đến ngỏ lời mà Hy nào có ưng. Đến một hôm, bà gạn hỏi lý do thì được Hy trả lời:
- Các chàng trai đã đến đây tự ngỏ lời hoặc nhờ kẻ đưa mai mối đều là người tốt nhưng mẹ thấy đấy, không có ai trong số họ làm cho con ưng ý.
- Vậy thì con muốn gì?
- Xin mẹ cho con được phép chọn lựa
- Ôi, xưa nay chỉ có bướm đi tìm hoa chứ hoa có đi tìm bướm
- Con nghĩ, trai tráng sĩ có quyền đi kén vợ thì gái liễu bồ cũng được phép chọn bạn trăm năm.
 
Bà Cẩn không khỏi choáng ngời. Trong một buổi ngồi phàn nàn với chồng, bà nghe ông nói:”Tôi cũng không hiểu hết cái ý của bé Hy nhưng chưa chắc đó lại không phải là điều lành. Cha mẹ nuôi con nhưng hồ dễ mấy ai mà hiểu nổi lòng con. Thôi thì cứ để cho nó tự quyết định lấy số phận của mình”. Lòng bà cứ như tơ vò nhưng rồi mỗi lúc Nhậm đến nhà, bà thấy anh chàng có dáng người cao lớn, gương mặt phúc hậu, phong thái đường hoàng và quả cảm thì bà cũng không nỡ làm cái việc việc rẽ thúy, chia uyên.
 
Bọn con trai mấy lâu rắp ranh cái chuyện chinh phục Hy nhưng việc không thành thì đã thề với nhau rằng, quyết không để cho cô nàng lấy chồng là người ngoài thôn. Nhưng đến bây giờ, họ bỗng đớ người mà buôn lời xỉa xói:” Thì ra chị chàng đi chọn một gã đàn ông là nong nia cạp lại!”
 
Bỏ ngoài tai những lời ong tiếng ve, thậm chí cả những sự sỉ nhục bóng gió của mấy kẻ thiếu thiện chí, Hà Thị Hy bước về nhà chồng khi trước mắt và cả lâu dài mình phải cáng đáng nhiều gánh nặng cũng như phải vượt qua nhiều điều tiếng thị phi. Nhưng Hy chấp nhận tất cả vì cô cảm thấy mình đang bước đi trên con đường định mệnh của cuộc đời.
 
Rồi mọi cái không phải tự mình gây ra thì đều đã qua đi. Còn lại là niềm sắt son, vàng đá. Hà Thị Hy sống rất hạnh phúc với Nguyễn Sinh Nhậm. Hai năm sau ngày hợp hôn, bà sinh con trai. Cậu bé được đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc. Ông Nhậm vui mừng khôn xiết. Bà dồn tất cả tình thương cho chồng, cho con. Sắc được đón nhận từ mẹ mình những sự bú mớm trong lành, ngọt mát nhất và những lời ru nồng ấm, thẳm sâu nhất. Nhậm cũng được đón từ trái tim người vợ kế một tình yêu vô cùng tràn đầy, nồng thắm. Từ con riêng của chồng cho đến bà con, xóm xã, ai cũng mến yêu người phụ nữ thánh thiện Hà Thị Hy. Nhưng hình như số phận của người đàn bà tài năng, đoan trang, tiết hạnh này chỉ đến có vậy. Khi người con trai Nguyễn Sinh Sắc tròn 3 tuổi thì bà Hà Thị Hy từ biệt thế gian.
Hà Hữu Đức st]]
[[Thể loại:Xứ Nghệ]]
[[Thể loại:Xã, phường, thị trấn Nghệ An]]