Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sikorsky CH-53E Super Stallion”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
==Lịch sử phát triển==
[[File:Sikorsky YCH-53E first flight 1974.jpg|thumb|right|Mẫu YCH-53E trong chuyến bay thử đầu tiên ngày 1 tháng 3 năm 1974.]]
[[File:Ch53e-40-070920-28cr-16.jpg|thumb|right|Một chiếc CH-53E bay thao diễn, cho thấy 3 động cơ và hình dạng đuôi.]]
 
 
Tiền thân của CH-53E Super Stallion đó là trực thăng CH-53A Sea Stallion, loại trực thăng siêu tải phục vụ trong [[Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ]], do [[Sikorksy Aircraft]] chế tạo. Phiên bản thử nghiệm của Sea Stallion tên là YCH-53A bay lần đầu vào ngày 14 tháng 10 năm 1964. Nó được chế tạo để tham gia vào cuộc đấu thầu sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng (HH(X)) diễn ra từ năm 1962, và YCH-53A đã đánh bại đối thủ chính là phiên bản cải sửa của [[CH-47 Chinook]] do [[Boeing Helicopters|Boeing Vertol]] chế tạo.<ref name="Vector_H-53">[http://www.vectorsite.net/avskbig_1.html#m2 Sikorsky Giant Helicopters: S-64, S-65, & S-80], Vectorsite.net, 1 December 2009.</ref> Việc sản xuất hàng loạt CH-53A Sea Stallion bắt đầu từ năm 1966<ref name="Frawley Military">Frawley, Gerard. ''The International Directory of Military Aircraft'', p. 148. Aerospace Publications Pty Ltd, 2002. ISBN 1-875671-55-2.</ref> và những phiên bản đầu tiên của nó sử dụng 2 động cơ tuốc bin trục General Electric T64-GE-6 công suất 2.850&nbsp;mã lực (2,125&nbsp;kW)<ref>William R. Fails. [http://books.google.com.vn/books?id=ES48urDKXG8C&pg=PA115&lpg=PA115&dq=%22ch-53a%22+T64-GE-6&source=bl&ots=LyeI3gIlbH&sig=s0_pmkJgbQmZXpGDtU0lhgZ68KY&hl=vi&sa=X&ei=R4HjU6XTEsuC8gW6tYKoAg&ved=0CEIQ6AEwBA#v=onepage&q=%22ch-53a%22%20T64-GE-6&f=false Marines & Helicopters, 1962-1973], tr. 115</ref> với sức nâng tối đa là 46.000&nbsp;lb (20.865&nbsp;kg), trong đó phần tải trọng hàng hóa là 20.000&nbsp;lb (9.072&nbsp;kg). Nhiều phiên bản khác nhau của Sea Stallion dùng cho các mục đích khác nhau, và cả xuất khẩu, đã được chế tạo, ví dụ như RH-53A/D, HH-53B/C, CH-53D, CH-53G, MH-53H/J/M..<ref name="Vector_H-53" />
 
Tháng 10 năm 1967, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ yêu cầu chế tạo một mẫu trực thăng với tải trọng mạnh hơn 1,8 lần so với CH-53D, và trực thăng mới phải có khả năng cất hạ cánh trên các tàu đổ bộ. Phía Hải quân và Không quân cũng yêu cầu một loại trực thăng mới giống như vậy. Trong thời gian đó, Sikorksy đang nghiên cứu phương án cải tiến phiên bản CH-53D và phiên bản cải sửa này được công ty đặt tên mã là "S-80". S-80 có điểm đáng chú ý là sử dụng 3 động cơ cùng hệ thống rôto cánh quạt mới. Thiết kế của S-80 được trình cho Thủy quân Lục chiến vào năm 1968 và được phía Thủy quân Lục chiến đánh giá cao vì nó có thể đáp ứng ngay nhu cầu hiện tại của họ. Dự án S-80 nhanh chóng được cấp vốn để phát triển, trong đó bao hàm chi phí chế tạo một mẫu thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu năng của thiết kế.<ref name="Vector_S-80">[http://www.vectorsite.net/avskbig_2.html#m1 S-80 Origins / US Marine & Navy Service / Japanese Service]. Vectorsite.net, 1 December 2009.</ref>
 
Trong thời gian đó, vào năm 1970, S-80 chịu sức ép từ một đối thủ cạnh tranh là [[Boeing Vertol XCH-62]] vốn đang được phát triển cho Lục quân. Mẫu XCH-62 nhận đựoc sự ủng hộ từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ đã đề xuất áp dụng nó cho cả Hải quân lẫn Thủy quân Lục chiến. Tuy nhiên, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã chứng minh cho Bộ Quốc phòng thấy rằng XCH-62 quá to lớn và không thích hợp trong việc cất hạ cánh trên tàu đổ bộ, cuối cùng Bộ Quốc phòng cũng nhượng bộ.<ref name="Vector_S-80" />
 
Các thử nghiệm về hệ thống 3 động cơ và hệ rôto 7 cánh quạt nâng được tiến hành từ đầu năm 1970. Mẫu thử nghiệm của S-80 tên là YCH-53E cất cánh lần đầu vào năm 1974.<ref name="USN_H-53_hist">[http://www.history.navy.mil/planes/ch53.htm "CH-53A/D/E Sea Stallion AND MH-53E Sea Dragon"]. US Navy, 15 November 2000.</ref> Những thay đổi trên mẫu YCH-53E cũng bao hàm hệ thống truyền động mạnh hơn và thân máy bay rộng stretched 6 foot 2&nbsp;inch (1,88 m). Người ta cũng chọn vật liệu mới cho các cánh quạt nâng, đó là một loại vật liệu tổng hợp làm từ titan và sợi thủy tinh.<ref name="Vector_S-80"/> Cấu hình đuôi cũng thay đổi: kiểu đuôi ngang vị trí thấp, đối xứng bị thay thế bởi kiểu đuôi dọc, lớn hơn, và cánh quạt đuôi hơi nghiêng so với trục dọc để tạo một lực nâng nhỏ trong trạng thái lơ lửng trên không trong khi tương tác với mô men xoắn của cánh quạt nâng. Một hệ thống lái tự động mới cũng được tích hợp vào trực thăng.<ref name="Vector_S-80"/>
 
Các thử nghiệm cho thấy YCH-53E có thể tải được 17,8 tấn ở độ cao {{convert|50|ft|m|adj=on}}. Nếu không phải tải thêm hành lý phụ gắn ngoài, nó có thể bay với tốc độ {{convert|170|kn|km/h}} với tổng khối lượng là {{convert|56000|lb|kh|adj=on}}. Kết quả này dẫn tới một yêu cầu chế tạo thêm hai mẫu thử trước sản xuất và tổ chức một báo cáo thử nghiệm tĩnh. Lúc này, đuôi trực thăng được thiết kế lại để có thêm một cấu trúc bề mặt ngang vị trí cao nằm ở phía đối diện với cánh quạt đuôi với một cấu trúc bên trong nằm vuông góc với cánh quạt đuôi, và điểm nối của thanh giằng nghiêng 20 độ về phương ngang.<ref name="USN_H-53_hist"/>
 
==Thiết kế==