Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Ai Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
}}
 
'''Kim Ai Tông''' ([[chữ Hán]]: 金哀宗, [[bính âm]]: Jin Aizong, [[25 tháng 9]] năm [[1198]] - [[9 tháng 2]] năm [[1234]]), tên thậtHán là '''Hoàn Nhan Thủ TựLễ''' (完顏守)<ref name=KS17>[http://zh.wikisource.org/wiki/%E9%87%91%E5%8F%B2/%E5%8D%B717hay Kim'''Hoàn sử:Nhan QuyểnThủ 17:Tự''' Bản(完顏守緒), kỷ[[tên -Nữ Ai Tông thượngChân]]</ref>, sinh năm'''Ninh 1198,Giáp mấtTốc''' năm 1234(寧甲速), là một vị [[hoàng đế]] thứ 9 của triều đại [[nhà Kim]] trong [[lịch sử Trung Quốc|lịch sử Trung Hoa]]. Ông là hoàngcon đếtrai thứ 9ba trongcủa số[[Kim 10Tuyên hoàngTông]] đếHoàn nhàNhan KimTuân, mẹ là Vương thị, chào đời năm [[1198]]. ÔngKhi trịTuyên Tông đăng cơ ([[1213]]), Thủ Lễ được nhận tước vị nhàToại Kimvương. từDo nămthái 1224tử tới[[Hoàn Nhan Thủ Trung]] và thái tôn [[Hoàn Nhan Khanh]] mất sớm nên vào tháng giêng năm 1234[[1216]], Hoàn Nhan Thủ Lễ được Tuyên Tông lập làm thái tử, đổi tên là Hoàn Nhan Thủ Tự. KhiTháng mấtgiêng nướcÂL năm [[1224]], tựTuyên thắtTông cổqua đời, chếtHoàn Nhan Thủ Tự lên nối ngôi, hưởngtức dương 37Kim tuổiAi Tông.
 
Kim Ai Tông là một vị vua có lòng chấn hưng đất nước nhưng tiếc là không gặp thời. Lúc ông lên ngôi, nước Kim đã ở trong tình thế ngặt nghèo: một mặt là quân [[Mông Cổ]] liên tục xâm lấn, phần đất phía bắc sông [[Hoàng Hà]] gần như đã bị cướp sạch, người Mông đã bắt đầu đưa quân vượt sông tràn vào [[Trung Nguyên]]. Mặt khác trên mặt trận phía nam, triều Kim cũng thất bại trong các cuộc chiến tranh với [[Nam Tống]], mất đất đai và khoản tiền triều cống, phía tây lại bị [[Tây Hạ]] liên tục quấy nhiễu, nước Kim đã ở trong tình thế sắp diệt vong. Để cứu vãn tình hình, Ai Tông chủ trương khuyến khích, phục hưng nông nghiệp, vỗ về dân chúng, tiến hành cải cách nội bộ, bỏ gian dùng hiền, bên ngoài đình chỉ chiến tranh với triều Tống, thiết lập lại quan hệ hữu hảo với [[Tây Hạ]], bổ nhiệm nhiều tướng giỏi cho mặt trận chống Mông, ban đầu đã có những chuyển biến tốt đẹp, triều Kim dần thu lại không ít đất đai bị mất.
==Cuộc đời==
Hoàn Nhan Thủ Tự sinh ngày 23 tháng 8 âm lịch năm 1198. Ông là con trai thứ ba của [[Kim Tuyên Tông]] Hoàn Nhan Tuần với Minh Huệ hoàng hậu Vương thị<ref name=KS17 />. Tên trong tiếng Nữ Chân phiên âm sang tiếng Trung là 完顏寧甲速 (Hán-Việt: Hoàn Nhan Ninh Giáp Tốc)<ref name=KS17 />, tên Hán là 完颜守禮 (Hoàn Nhan Thủ Lễ)<ref name=KS17 />. Sau khi Tuyên Tông lên ngôi (năm 1213), ông được phong làm Toại vương. Do hoàng thái tử Hoàn Nhan Thủ Trung và hoàng thái tôn Hoàn Nhan Khanh đều chết sớm nên tháng giêng năm 1216 ông được lập làm hoàng thái tử và được đổi tên thành Thủ Tự<ref name=KS17 />.
 
Nhưng mặc dù đã rất cố gắng nhưng Ai Tông cũng không thể cứu vãn một triều đại sắp tàn vong. Năm [[1227]], [[Mông Cổ]] tiêu diệt được Tây Hạ và dồn thêm sức để tận diệt triều Kim. Năm [[1232]], sau thất bại trong trận Tam Phong Sơn, Ai Tông phải bỏ cả Biện Kinh, ban đầu chạy về phủ Quy Đức<ref>Thương Khâu, [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, sau cùng lại chạy về Thái châu<ref>Nhữ Nam, [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, vùng đất giáp với nước Tống. Tháng 8 năm [[1233]], [[Mông Cổ]] liên quân với Tống tấn công và chiếm được Đường châu<ref>Đường Hà, [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, Ai Tông cố gắng tìm cách giảng hòa và lập liên minh với Tống nhưng không được. Đầu năm [[1234]], liên quân Mông - Tống tấn công vào Thái châu; Ai Tông trước tình thế nguy ngập đã nhường ngôi cho nguyên soái [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] để hi vọng duy trì nước Kim. Sau đó liên quân tấn công vào thành, Ai Tông thắt cổ tuẫn quốc. Cùng hôm đó, Mạt Đế [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] tử trận, nước Kim diệt vong.
Các niên hiệu trong thời kỳ trị vì của ông là Chính Đại (1224-1232), Khai Hưng (1232), Thiên Hưng (1232-1234). [[Miếu hiệu]] của ông là Kim Ai Tông.
 
== Thân thế và cuộc sống ban đầu ==
==Ghi chú==
{{Tham khảo}}
{{Vua nhà Kim}}
{{Sơ khai tiểu sử}}
 
Kim Ai Tông chào đời ngày [[25 tháng 9]] năm [[1198]] (tức 23 tháng 8 ÂL năm Thừa An thứ ba) đời thúc phụ [[Kim Chương Tông]] Hoàn Nhan Cảnh ở Dực để<ref name="KS17">''[[Kim sử]]'', [[:zh:s:金史/卷17|quyển 17]].</ref>, vì khi đó phụ thân ông là [[Kim Tuyên Tông]] còn là Dực vương<ref>Tuyên Tông là anh của Chương Tông, do một người thiếp của thái tử [[Hoàn Nhan Doãn Cung]] sinh ra. Nhưng theo tục lệ người [[Nữ Chân]] chỉ lập con trưởng của người vợ cả nên Tuyên Tông không được chọn nối ngôi</ref>. Mẫu thân của ông là Vương thị<ref>Được ban họ [[Nữ Chân]] là Ôn Đôn thị</ref>, người Hán về sau được truy phong Minh Huệ hoàng hậu. Vương thị là con gái người anh của Nhân Thánh hoàng hậu, vợ cả của Tuyên Tông. Vì Nhân Thánh không có con nên nuôi những người con do những người vợ khác của Tuyên Tông sinh ra làm con mình, trong đó có Thủ Lễ.
[[Thể loại:Vua nhà Kim]]
 
Giữa những năm Thái Hòa đời [[Kim Chương Tông]] ([[1201]] - [[1208]]), Hoàn Nhan Thủ Lễ được phong chức Kim tử Quang lộc đại phu<ref name="KS17" />. Nói thêm về tình hình nước Kim lúc này: Vào năm [[1208]], [[Kim Chương Tông]] qua đời, không con nối dõi nên hoàng thúc Vệ Thiệu vương [[Hoàn Nhan Vĩnh Tế]] được lập nối ngôi<ref>''[[Kim sử]]'', [[:zh:s:金史/卷12|quyển 12]]</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s::續資治通鑑/卷158|quyển 158]]</ref>. Bấy giờ trong cung có hai phi tần là Giả thị và Phạm thị đã có mang, Chương Tông có di chiếu nếu sinh con trai thì lập làm thái tử. Vĩnh Tế lo sợ cho ngôi báu của mình, nên cùng [[Bộc Tán Đoan]] tính kế. [[Bộc Tán Đoan]] giả truyền chiếu chỉ của tiên đế, nói Giả thị sinh vào tháng 11 mà nay đã quá hạn; Phạm thị phải sinh vào tháng giêng mà nay ngự y chuẩn đoán không thấy thai, hai người bị ép làm ni cô. Nguyên phi Lý thị vốn có thâm tình với Giả thị biết được sự việc có điều mờ ám nên cũng bị Vĩnh Tế bức chết. Trong ngoài đều hoài nghi, lòng dân không yên. Sau đó lại có chuyện [[Nguyên Thái Tổ]] [[Thiết Mộc Chân]] dẫn quân xâm lược nước Kim, nước Kim nhanh chóng thất thế trong cuộc giao tranh. Giữa lúc đó trong cung lại có chính biến. Năm [[1213]] tướng [[Hồ Sa Hổ]] giết chết vua Vĩnh Tế, lập Hoàn Nhan Tuân lên ngôi, tức [[Kim Tuyên Tông]]<ref>''[[Kim sử]]'', [[:zh:s:金史/卷13|quyển 13]]</ref>. Năm [[1214]], trước sự tấn công của người Mông, Tuyên Tông quyết định chạy về phía nam sông Hoàng Hà, định đô ở Biện Kinh. Năm [[1215]], Trung Đô của nước Kim (tức Yên Kinh) bị quân Mông chiếm được, nước Kim ngày một suy yếu, không thể chống đỡ nổi quân Mông.
 
Tuyên Tông sau khi lên ngôi đã phong chức tước cho các con của mình, trong đó Hoàn Nhan Thủ Lễ nhận chức Bí thư giám, tiến tước Toại vương, sau đó ông được đổi làm Xu mật sứ<ref name="KS17" />. Đầu năm Trinh Hựu thứ ba ([[1215]], anh ông là Trang Hiến thái tử [[Hoàn Nhan Thủ Trung]] qua đời, Tuyên Tông lập con Thủ Trung là hoàng tôn [[Hoàn Nhan Khanh]] làm Hoàng thái tôn, nhưng cuối năm đó thì Khanh cũng mất, và Thủ Trung không còn người con nào khác nên Thủ Lễ trở thành người có địa vị nối ngôi. Ngày Kỉ Mão tháng 1 ÂL năm thứ 4 ([[1216]]), Tuyên Tông chính thức phong ông làm hoàng thái tử, cho nắm quyền khống chế Xu mật viện<ref name="KS17" />. Tháng 4 ÂL, Tuyên Tông theo ý kiến của đại thần [[Trương Hành]], quyết định đổi tên ông từ Thủ Lễ thành Thủ Tự<ref name="KS17" />.
 
Lúc này triều Kim phát động chiến tranh với triều Tống ở phía nam. Vào cuối năm [[1218]], Tuyên Tông dùng thái tử làm Nguyên soái đích thân dẫn quân đánh Tống, cùng [[Bộc Tán An Trinh]] làm Phó soái. Đầu năm 1219, quân Kim đánh vào các châu Tây, Hòa, Thành, Phượng và trại Hoàng Ngưu, lấy Vũ Hưu quan, phá phủ Hưng Nguyên, vây Đại An, tướng Tống Ngô Chính chết trận. Sau đó người Kim chiếm được Đại An tiến thẳng vào chiếm được Dương châu, Đổng Cư Nghị bỏ trốn. Đô thống chế [[Trương Uy]] sai tướng Thạch Tuyên đem quân ra chống, giành thắng lợi, giết hơn 3000 quân Kim, bắt sống tướng Kim Ba Đồ Lỗ An. Thái tử lại sai [[Hoàn Nhan Ngoa]] vây đánh Tảo Dương. [[Mạnh Tông Chính]] là tướng giữ thành này đã cho báo về triều đình, Kinh Hồ chế trí sứ [[Triệu Phương]] cử [[Hỗ Tái Hưng]] đem hơn 3 vạn binh tiến đánh hai châu Đường, Đặng cả Kim để kéo quân Kim về cứu<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s::續資治通鑑/卷161|quyển 161]]</ref>, nhưng Bộc Tán An Trinh không cứu Đường, Đặng mà tiếp tục vây đánh An Phong quân cùng các châu Trừ, Hào, Quang. Các tướng Tống [[Vũ Sư Đạo]], [[Trần Hiếu Trung]] đến cứu nhưng không được. Sau đó An Trinh phân binh từ Quang châu đánh Ma Thành, từ Hào châu xâm Thạch Thích, từ Hu Dị lất Toàn Tiêu, Lai An, Thiên Trường, Lục Hợp. Dân chúng ở Hoài Nam lũ lượt kéo nhau vượt sông Trường Giang bỏ trốn, cả thành Kiến Khang chấn động. Lúc đó, Hoài Đông đề hình [[Giả Thiệp]] nắm quyền ở Sở châu, sai [[Trần Hiếu Trung]] cứu Từ châu, [[Hạ Toàn]], [[Thời Thanh]] cứu Hào châu; [[Lý Tiên]], [[Cát Bình]], [[Dương Đức Quảng]] đến Từ Hào; [[Lý Toàn]], [[Lý Phúc]] được lệnh chặn đường rút lui của người Kim. [[Lý Toàn]] tiến quân Qua Khẩu giao chiến với tướng Kim [[Ngột Thạch Liệt Nha Ngô Đáp]] ở Hóa Hồ bi. Quân Kim bị tổn thất 3000 người, mất kim bài, Hoàn Nhan Thủ Tự đành phải rút quân về nước.
 
== Làm hoàng đế ==
=== Lên ngôi ===
 
Những năm cuối triều đại Tuyên Tông, triều chính nước Kim có một chút khởi sắc so với trước kia, quân Kim tuy vẫn thất thế nhưng đã có thể thu lại được một số đất đai bị cướp mất.
 
Tháng 12 ÂL năm [[1223]], [[Kim Tuyên Tông]] lâm bệnh. Vào đêm Canh Dần, bệnh tình của Tuyên Tông trở nặng, các cận thần đều không thấy bóng dáng, duy chỉ có Tư Minh phu nhân Trịnh thị của tiền triều (Vệ vương Vĩnh Tế). Tuyên Tông biết mình không sống được nữa, nên nhờ Trịnh thị cấp tốc triệu thái tử đến và cử hành hậu sự. Nói xong thì Tuyên Tông qua đời, hưởng thọ 61 tuổi<ref name="TTTTG162">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s::續資治通鑑/卷162|quyển 162]].</ref>. Trịnh phu nhân chưa báo việc. Vào giữa đêm đó, hoàng hậu và quý phi Bàng thị đến cung thỉnh an (hai người vẫn chưa biết rằng Kim chủ đã chết). Bàng thị tính tình giải hoạt, cho rằng người con của mình là Anh vương [[Hoàn Nhan Thủ Thuần]] tuổi lớn hơn thái tử mà không được lập, đã luôn mang hận trong lòng, nay thấy Tuyên Tông bệnh nặng nên tìm cách phế Thủ Tự, lập Thủ Thuần. Trịnh thị biết việc đó, lo sợ có biến, nên ngăn trở không cho các hậu phi vào gặp long nhan. Sau đó lập tức triệu đại thần, tuyên di chiếu lập hoàng thái tử Thủ Tự làm đế và bắt đầu phát tang. Lúc thái tử vào cung thì đã thấy Thủ Thuần ở đó, ông đoán được rằng Bàng quý phi đã có hành động gì nên quyết định tìm cách đối phó. Sai các quan ở Xu mật viện cùng thân vệ quân đông cung
có hơn 3 vạn người đóng ở Đông Hoa môn, đồng thời mệnh bốn người hộ vệ giam giữ Thủ Thuần lại. Sau đó ông cho tuyên di chiếu, tức vị trước cữu tiền, tức là '''Kim Ai Tông''', cải nguyên là Chánh Đại<ref name="TTTTG162" />.
 
Không lâu sau khi lên ngôi, Ai Tông hạ chiếu đại xá trong nước và bắt tay vào công cuộc phục hưng. Vào đầu năm ÂL [[1224]], Bí thư giám, Lại bộ thị lang [[Bồ Sát Hợp Trụ]] cùng Tả tư viện ngoại lang Nê Bàng Cổ Hoa Sơn (những người nắm nhiều quyền lực và làm nhiều việc ác dưới thời Tuyên Tông) bị Ai Tông nghi ngờ và cách chức lưu đày đến Hằng và Trinh châu. Việc hai gian thần bị biếm chức khiến sĩ đại phu đều phấn khích. Mấy hôm sau, Ai Tông bàn định với quần thần phương sách khôi phục phủ Hà Trung vừa bị mất vào tay [[Mông Cổ]]; các đại thần [[Triệu Bỉnh Văn]], [[Dương Vân Dực]] cho rằng tình hình [[Thiểm Tây]] chưa yên nên sự việc bị đình chỉ. Tôn hoàng hậu Ôn Đôn thị và Nguyên phi Ôn Đôn thị đều là hoàng thái hậu, trong đó hoàng hậu Ôn Đôn thị sống ở cung Nhân Thánh còn sinh mẫu của Ai Tông sống ở cung Từ Thánh<ref name="TTTTG162" />. Ai Tông lại dùng [[Lý Hề]] làm Thái thường khanh, quyền Tham tri chính sự và bãi chức của hoàng huynh Anh vương Thủ Thuần, đổi làm Kinh vương, đưa đến phủ Mục Thân<ref name=KS17 />.
 
Thừa tướng nước Kim [[Cao Nhữ Lệ]] khi đó tuổi đã có nhưng vẫn ở ngôi vị không từ gian, gián quan nhiều lần đàn hặc là tham quyền cố vị và xin bãi chức để tránh lệ xấu về sau, Ai Tông không theo, đến tháng 3 ÂL năm đó thì [[Cao Nhữ Lệ]] qua đời. Lại dùng [[Trương Hành Tín]] làm Tả thừa, [[Hoàn Nhan Hợp Đạt]] có công chinh chiến được phong Tham tri chính sự, điều hành thượng thư tỉnh ở Kinh Triệu. Sau đó có người tố cáo Kinh vương Thủ Thuần mưu phản, Ai Tông bắt Thủ Thuần hạ ngục. Từ Thánh thái hậu biết việc, bèn dẫn chuyện [[Kim Chương Tông]] trước kia giết oan các hoàng thúc để can ngăn, vì thế Thủ Thuần được tha<ref name="TTTTG162" />.
 
Tháng 5 ÂL, dùng Xu mật phó sứ [[Hoàn Nhan Tái Bất]] làm Bình chương chính sự, Thạch Trản Úy Hãn làm thượng thư hữu thừa, [[Lý Hề]] kiêm quyền tham chính. Lúc trước kia quần thần liên danh xin lập hậu, Ai Tông lấy việc tang sự mà từ chối. Tháng 6 ÂL năm đó, mới sắc phong phi Đồ Đan thị làm hoàng hậu. Đồng thời ông cho chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 6 năm với triều Tống vốn gặp nhiều bất lợi, sai sứ đến phía nam bàn việc thông hảo, bỏ việc nam xâm.
 
=== Kháng Mông ===
=== Bỏ Biện Kinh ===
=== Chạy đến Thái châu ===
=== Mất nước ===
== Chú thích ==
{{Thamtham khảo|2}}
[[Thể loại:Vuavua nhà Kim]]
[[Thể loại:Sinh 1198]]
[[Thể loại:Mất 1234]]
[[Thể loại:Vua mất nước]]