Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
Bánh Ướt (thảo luận | đóng góp)
Dòng 79:
 
Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.<ref> Bui Quang Tuan (2007), “Economic Integration of Vietnam,” paper presented at the 32nd FAEA Annual Conference "Politics and Economic Development of ASEAN", Bangkok, December 7-8.</ref><ref>Lưu Ngọc Trịnh và Trần Thị Lan Hương (2007), “Hội nhập đa tuyến: Kinh nghiệm của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 11(139), trang 45-51, tháng 11.</ref> Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký [[hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản]], còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.
=== Kinh tế ngầm ===
 
Tính ngầm là đặc trưng khá phổ biến của nền kinh tế Việt Nam, ước tính chiếm khoảng hơn 50% GDP chính thức; có xu hướng tăng lên từ khoảng 30% năm 1997 lên 51% năm 2001; [[Kinh tế ngầm|kinh tế ngầm]] với quy mô to lớn gây tác động bất lợi cho các doanh nghiệp, tác động bất lợi đến môi trường kinh doanh, làm chệch hướng và vô hiệu hoá pháp luật, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy đất nước tụt hậu ngày càng xa về mặt kinh tế.<ref>[http://vietbao.vn/Xa-hoi/Tang-bang-kinh-te-ngam/40008092/157/ Nguyễn Đình Cung "Tảng băng" kinh tế ngầm] Thứ bảy, 08 Tháng mười một 2003, 16:45 GMT+7 </ref><ref> Theo Ngân hàng thế giới kinh tế ngầm của Việt Nam chỉ chiếm 15,6% GDP [http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=132536&catid=26], song ông Lê Đăng Doanh nghi ngờ con số này và cho rằng kinh tế ngầm của VIệt Nam phải từ 30%-50% GDP [http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx?portalid=1&tabid=336&itemid=2276]</ref>
:''Xem thêm: [[Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia]], [[Tổ chức ACMECS]], [[Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng]], [[Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ]], [[Hành lang kinh tế Đông - Tây]], [[Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng]], [[Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh]], [[AFTA]], [[Cộng đồng Kinh tế ASEAN]], [[Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ]]''.