Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Cát Lượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Gocnhin95 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Gocnhin95 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 33:
Khi [[Lưu Bị]] ở [[Tân Dã]], có đến nhà [[Tư Mã Huy]] bàn việc thiên hạ. Huy đáp: "''Bọn [[nho giáo|nho sinh]] đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng [[tuấn kiệt]] chỉ có hai người, đó là Ngọa Long và [[Bàng Thống|Phượng Sồ]]. Ngọa Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức [[Bàng Thống]] tự Sỹ Nguyên. Có được 1 trong 2 người đó thì có thể định được thiên hạ''". Sau có [[Từ Thứ]], 1 nhân vật có mưu lược, tiến cử cho Lưu Bị. Lưu Bị có hỏi tài năng của Khổng Minh so với ngài thì thế nào, Từ Thứ có nói: "''Tôi so với ông ấy như ngựa so với [[Kỳ lân]], như quạ so với [[Phượng hoàng]], ông có ông ấy như [[Chu Công Đán|Chu công]] về [[Khương Tử Nha|Lã Vọng]], như [[Hán vương]] được [[Trương Lương]]''". Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm [[quân sư]]. Lúc bấy giờ là năm [[208]], Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 [[tuổi]].
 
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại [[Tào Tháo]] ở [[Xích Bích]], lấy Kinh Châu, định Tây Xuyên, dựng nước ở đất [[Thục Hán|Thục]], cùng với [[Tào Ngụy|Ngụy]] ở phía bắc, [[Đông Ngô|Ngô]] ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức [[Tể tướng|Thừa tướng]], một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa [[Tôn Quyền]], phía nam bình [[Mạnh Hoạch]].
 
[[Tập tin:Zhugeliang Temple.jpg|nhỏ|trái|250px|Đền thờ Gia Cát Lượng]]
Mùa hạ năm [[221]], vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và [[tháng bảy|tháng 7]] năm đó, để trả thù cho [[Quan Vũ]] nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi thảm Hào Đình, thất bại ở Tỷ Quy.
 
Lưu Bị trước khi chết đã ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng.
Lưu Bị trước khi chết đã ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "''Tài năng của ông cao hơn Tào Phi (con trai Tào Tháo, lúc này là vua nước Ngụy) gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như [[Lưu Thiện]] con tôi không làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó''". Lưu Bị còn để lại di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
 
Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để thu phục dân bản địa. Gia Cát Lượng ra quân không lâu đã bắt sống được [[Mạnh Hoạch]], một thủ lĩnh có tiếng. Ví dụ nổi tiếng về việc Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.
 
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 4 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, 2 lần khác do Lưu Thiện nghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân.
 
Tháng 8 năm [[234]], do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh [[bệnh]] rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là '''Trung Vũ Hầu''' người đời thường gọi là '''Gia Cát Vũ Hầu'''. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng [[Hán Trung]]. Đến lúc qua đời, ông vẫn chưa hoàn thành tâm nguyện mà ông và Tiên Chủ Lưu Bị đã đặt ra từ 27 năm trước, đó là [[trung hưng]] được [[nhà Hán]], nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Gia Cát Lượng là trụ cột không thể thay thế được đối với Thục Hán. Ba mươi năm sau khi ông mất, năm 264 SCN Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
 
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc [[chính trị]], [[quân sự]] và [[kinh tế]] ở Thục đều do một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về [[binh thư]] [[binh pháp]], có tài về nội trị, [[ngoại giao]], được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.
 
== Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa ==
Hàng 121 ⟶ 119:
 
===Nhận định===
[[Tư Mã Huy]] nhận xét về Gia Cát Lượng như sau: ''"Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể bình định được thiên hạ"''. Người đời sau có câu: ''"Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà [[Lưu Bá Ôn]]."'', đế nói lên tài năng của ông.
Gia Cát Lượng từ ngày rời lều tranh phò giúp Lưu Bị trung hưng nhà Hán,đã nhiều lần thể hiện tài năng siêu phàm, tuyệt luân, có thể nói ông là người có đóng góp lớn nhất cho việc tạo dựng cơ đồ nhà Thục Hán,{{fact|date=7-01-2013}} một lòng trung thành, cúc cung tận tụy đến chết mới thôi. Đáng tiếc,đến khi ông mất vẫn chưa thể định được Trung Nguyên khôi phục Hán thất vì vận số nhà Hán đã tận, một mình ông khó xoay chuyển, nghịch ý trời. {{fact|date=7-01-2013}}
 
Tuy vậy tài năng của ông rất được người đời sau yêu mến, kính trọng. Khi nói đến tài năng và lòng trung thành, người ta thường nhắc đến chuyện Vũ Hầu. [[Tư Mã Huy]] nhận xét về Gia Cát Lượng như sau: ''"Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể bình định được thiên hạ"''. Ngay cả các tướng của nhà Ngụy cũng rất kính trọng ông, sau này, khi đem quân phạt Thục, tướng Ngụy là [[Chung Hội]] khi qua núi Định Quân có đến mộ bái tế ông.Cụ thể là:Khi đi ngang qua,bỗng thấy một cơn gió lớn,bụi bay mù mịt,thấy hàng ngàn binh mã đuổi theo sau,Chung Hội cắm đầu cắm cổ chạy,một lúc sau mới biết đó là một cơn lốc.Chung Hội hỏi hàng tướng Thục thì mới biết đây là mộ ông. Người đời sau có câu: ''"Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà [[Lưu Bá Ôn]]."'', đế nói lên tài năng muôn đời của ông.
 
== Gia Cát hay Chư Cát? ==