Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Tống Tiền Phế Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
 
== Trị vì ==
Sau khi lên ngôi, có lẽ do bất mãn về với vua cha, Tiền Phế Đế ngay lập tức ra lệnh rằng tất cả các thay đổi luật lệ của Hiếu Vũ Đế sẽ bị bãi bỏ. Ngoài ra, sự bất mãn này còn được biểu hiện với việc sau khi trao chân dung các tân đế cho các đền thờ tổ tiên, ông đã đến để nhìn ngắm chúng. Khi nhìn thấy chân dung người sáng lập nên triều đại (tằngcụ tổ phụnội) là [[Lưu Tống Vũ Đế|Vũ Đế]], Tiền Phế Đế đã nhận xét, "Tằngcụ tổ phụnội là một đại anh hùng." Khi nhìn thấy chân dung của Văn Đế, Tiền Phế Đế đã nhận xét, "Tổông phụnội cũng khá tài giỏi, song thật không may khi tổông phụnội đã bị con trai lấy mất đầu." Khi thấy chân dung của Hiếu Vũ Đế, Tiền Phế Đế không tỏ vẻ hài lòng và nhận xét, "Phụvua hoàngcha có một chiếc mũi to do uống quá nhiều rượu. Chiếc mũi đó ở đâu?" và Tiền Phế Đế đã ra lệnh rằng phải phóng đại chiếc mũi của Hiếu Vũ Đế.
 
Năm 464, Vương Thái hậu lâm bạo bệnh,. và bà đã triệu kiến Tiền Phế Đế đến để nhìn mặt. Tuy nhiên, Tiền Phế Đế đã từ chối vì cho rằng trong phòng của người bệnh sẽ có những hồn ma. Thái hậu tức giận và nói với các hầu gái: "Hãy đem một thanh kiếm đến và mổ ta ra, để xem làm thế nào con thú vật này ra khỏi được ta!" Bà qua đời ngay sau đó.
 
Trong triều đình của Tiền Phế Đế, thúcông tổchú là Giang Hạ vương [[Lưu Nghĩa Cung]] (劉義恭) có thứ hạng cao nhất, và các bá quân cấp cao khác bao gồm [[Nhan Sư Bá]] (顔師伯) và [[Liễu Nguyên Cảnh]] (柳元景). Tuy nhiên, ban đầu, quyền lực trên thực tế nằm trong tay các tân tín của Hiếu Vũ Đế là [[Đới Pháp Hưng]] (戴法興) và [[Sào Thượng Chi]] (巢尚之). Đới thường xuyên kiềm chế các hành vi bốc đồng của Tiền Phế Đế, cảnh báo ông về số phận của ông tổbác [[Lưu Tống Thiếu Đế|Thiếu Đế]], là người đã bị lật đổ và bị giết chết vì bị cho là bất tài. Đến mùa thu năm 465, Tiền Phế Đế buộc Đới phải tự sát và giáng chức Sào. Các hành động này đã khiến cho các bá quan cấp cao kinh sợ, và Lưu Nguyên Cảnh cùng Nhan Sư Bá đã lên kế hoạch phế truất Tiền Phế Đế và ủng hộ Lưu Nghĩa Cung làm hoàng đế. Khi Lưu Nguyên Cảnh tham khảo ý kiến với tướng [[Thẩm Khánh Chi]] (沈慶之), Thẩm đã thông tin ra ngoài do Thẩm trước đó không có mối quan hệ hữu hảo với Lưu Nghĩa Cung và bực tức trước sự bất kính của Nhan Sư Bá. Chỉ 12 ngày sau khi buộc Đới phải tự sát, Tiền Phế Đế đã đích thân dẫn cận binh hoàng cung đi tấn công và giết chết Lưu Nghĩa Cung cùng bốn vương tử của người này. Lưu Nguyên Cảnh và Nhan Sư Bá cùng các con trai của họ cũng đều bị sát hại. Tiền Phế Đế cắt các chi của Lưu Nghĩa Cung, mổ bụng, và lấy ruột ra để cắt thành từng khúc. Ông cũng khoét mắt Lưu Nghĩa Cung và ngâm vào mật ong, gọi là "mắt ma ngâm." Từ thời điểm này trở đi, những người được Tiền Phế Đế tin tưởng gồm Viên Nghĩ, [[Từ Viên]] (徐爰), [[Thẩm Khánh Chi]], hoàng đệ Dự Chương vương [[Lưu Tử Thượng]] (劉子尚), và Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc (劉楚玉).

Trong một hành động được coi là hết sức trái luân lý vào thời điểm đó, khi nghe Trưởng công chúa nói rằng thật không công bằng khi Tiền Phế Đế có thể có đến hàng nghìn thê thiếp song bản thân cô lại chỉ được có một phu quân, Tiền Phế Đế đã lựa chọn 30 tráng niên có dung mạo tuấn tú để làm người tình cho cô. Do bực bội trước hoàng đệ Tân An vương [[Lưu Tử Loan]] (Lưu Tử Loan), Tiền Phế Đế đã buộc Lưu Tử Loan phải tự sát và còn giết chết hai người em cùng mẹ của Tử Loan là Nam Hải Ai vương [[Lưu Tử Sư]] (劉子師) và một công chúa không rõ tên.
 
Khi thúc phụ Nghị Dương vương Lưu Sưởng (劉昶), cũng là thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ [[Giang Tô]] và bắc bộ [[An Huy]]) thỉnh cầu được cho phép trở về Kiến Khang, Tiền Phế Đế đã vu cáo Lưu Sưởng lên kế hoạch phản nghịch, và đã cử Thẩm Khánh Chi đưa quân đi đánh Lưu Sưởng. Lưu Sưởng sợ hãi và ban đầu đã cố gắng kháng cự, tuy nhiên sau đó vì biết rằng mình không thể đánh lại quân của triều đình nên ông ta đã chạy trốn sang [[Bắc Ngụy]].