Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Đạo đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
# '''Đạo đức''' là hệ quả trực tiếp của '''ý thức hệ xã hội''' (vì chính sự phân biệt Thiện Ác là nền tảng của giá trị đạo đức), chứ không phải là hệ quả của hình thức xã hội do ai cai trị. Bài này viết có xu hướng đưa '''đạo đức''' là biến đổi thay đổi theo hình thức xã hội như xã hội nô lệ, dân chủ,... Cái đó không đúng. Thực ra hình thức xã hội cũng là do ý thức hệ xã hội quyết định là chính. Giới lãnh đạo chính quyền của một xã hội, nhất là xã hội độc tài, luôn tìm cách biến đổi hệ thống luân lý đạo đức, phân biệt chính-tà thiện-ác của dân chúng để phục vụ cho quyền lực của mình. Do đó, luận điệu đạo đức phải do giai cấp thống trị quyết định, luận điệu rằng ý thức xã hội cũng là do giai cấp thống trị quyết định, thì đó là luận điệu chỉ có ở giới lãnh đạo độc tài mà thôi. Các xã hội khác không thế. Một mô-tip đạo đức thông thường là: vì tuân theo lương tâm của mình mà người ta bênh vực kẻ yếu hèn chống lại kẻ mạnh. Điều này xảy ra ở mọi hình thức xã hội. Bài viết này phạm phải sai lầm cơ bản này.
# '''Đạo đức''' là hệ thống '''độc lập với hệ thống phân chia của cải và quyền lực trong xã hội'''. Một mô-típ điển hình về vấn đề đạo đức là thế này: một người nào đó, mặc dù biết việc đó là sai, nhưng vì tham tiền hoặc tham quyền nên mới mặc kệ lương tri mà vẫn làm điều đó. Vì vậy, trong các xã họi ổn định, hệ thống mẫu mực đạo đức là độc lập với hệ thống chính quyền. Ví dụ: người ta lấy gương sáng về lòng vị tha, từ bi, v.v. là ở người tu hành. Tất nhiên, cũng có những vị quan chức tốt, tiêu biểu hy sinh cho dân chúng và đáng khen xuất hiện, nhưng hệ thống đạo đức cần phải độc lập với hệ thống phân chia của cải và quyền lực mới được. Nếu một xã hội mà mô hình thế này: anh tham gia đảng phái của tôi thì anh có khả năng được nhiều tiền hơn nhiều quyền hơn và đồng thời đảng phái của tôi cũng chính là mẫu hình đạo đức của xã hội; thế thì xã hội đó đang trên bờ tha hoá đạo đức, vì kẻ làm chính trị kia chính là đạo đức giả. Không thể nào xây dựng một hệ thống đạo đức trùng lên hệ thống chia của chia quyền được đâu. Bài viết này chính là phạm phải sai lầm cơ bản này.
# Sự '''sa đoạ''' của đạo đức không phải là do vấn đề '''đạo đức giả'''. Mà trái lại, đạo đức giả chỉ là một vấn để nảy sinh trong muôn vàn vấn đề nảy sinh khi đạo đức xã hội bị sa đoạ mà thôi. Do đó, trong bài này không nên đặt trọng tâm vào miêu tả đạo đức giả như là ''ví dụ phản diện'' của đạo đức, vì nó quả thực là không phải. Sư sa đoạ của đạo đức cá nhân là do '''phóng túng dục vọng''' mà thành. Sự sa đoạ của đạo đức xã hội là do con người bị mai một, bị mất đi '''tiêu chuẩn phân biệt thiện-ác, tốt-xấu''' mà thành. Đó mới là vấn đề cần nói đến khi nói về mặt '''đối lập''' của đạo đức, chứ tuyệt nhiên không phải vấn đề đạo đức giả. Bài này phạm sai lầm quan trọng này.
# Bàn về '''đạo đức''' muốn xuyên qua tôn giáo và văn hoá, thì cần phải có hiểu biết sâu sắc về từ ngữ mới được. Ví dụ, trong môn tu luyện mà giảng ''Đạo đức'' thì đành rằng họ đúng là dùng từ ''đạo đức'' đó, nhưng mà kỳ tình nội hàm nghĩa là gồm tiêu chuẩn dành cho người tu luyện của môn phái đó, chứ không phải là tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Nghe thì giống, nhưng nội hàm thì khác nhiều lắm. Bài này bị lẫn lộn khi trích dẫn nhưng câu của các thời đại, văn hoá, và ngữ cảnh khác nhau.
 
[[Đặc biệt:Đóng góp/113.190.191.194|113.190.191.194]] ([[Thảo luận Thành viên:113.190.191.194|thảo luận]]) 02:3651, ngày 20 tháng 8 năm 2014 (UTC)
 
 
Quay lại trang “Đạo đức”.