Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
[[Tập tin:Trier Kaiserthermen BW 1.JPG|nhỏ|phải|Nhà tắm nước nóng của người La Mã tại Trier]]
 
Không rõ '''lịch sử nước Đức''' chính xác bắt đầu từ năm nào. Dân tộc Đức ngày nay có cội nguồn từ '''[[người Aryan]]''' - một dân tộc [[châu Á]] vào thời cổ đại. Chúng ta không rõ rằng dòng giống này định cư trên miền đất nào, chỉ biết rằng trong đợt di dân cuối cùng tràn đến [[Đông Âu]] và [[Nga]] hàng ngàn năm trước khi [[Giê-su|Chúa Giêsu]] ra đời. Trước khi người Aryan đến an cư lạc nghiệp, dòng sông Rhine đã chảy xiết, dãy [[Anpơ]] đã trang hoàng bầu trời bằng những đỉnh đồi hùng vĩ của nó. Các dòng sông [[Rhone]] và Danube[[Donau]] đã cuồn cuộn đổ ra biển. Và, phong cảnh đẹp đẽ ấy không dễ mà đón chào người Aryan giàu có từ Á châu, mà hẳn là họ phải di cư gian khổ lắm. Có lẽ dòng giống táo tợn này đã gây những cuộc xung đột kinh hoàng bạt vía tại châu Âu, tạo điều kiện cho họ đạt chân đến vùng đất ngày nay là Đức. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ba nhánh lớn của tộc Aryan chiếm lĩnh châu Âu phía Bắc nền văn minh [[Hy Lạp cổ đại]] và bán đảo [[Ý]]: trong đó có người German. Trường hợp của người Teuton thì có khác: họ không định cư tại một miền đất nào đã hoàn toàn được cha ông họ xác lập từ xưa. Hai nền văn minh Hy - La cổ đại chưa hề biết gì về người Teuton, cho tới khi nhà hàng hải Hy Lạp là [[Pythias]] đi qua vào năm 330 trước Công Nguyên, đã nghe được những câu chuyện kinh hoàng về các chiến binh [[goth|người Goth]]. Người Goth cũng là một dân tộc thiện chiến German, họ xâm nhập theo đường biển tràn vào Bắc Ý, cướp phá dữ dội. Họ có mắt xanh, dữ tợn, tóc vàng hoe và dài, gây cho người Âu kinh sợ. Đến cả thành La Mã dần cũng biết về người Goth man rợ, nhất là những nữ tu áo trắng và thường tiên đoán, hiến tế chư thần của họ. Song, người German vẫn không thể chống nổi các binh đoàn Lê dương La Mã của quan Tổng tài [[Gaius Marius]]. Vào năm 102 trước [[Công Nguyên]], quân dân German kiên cường nhưng bại trận, quân La Mã đánh chiếm đồi núi gần Aix. Phần lớn dân German tự sát để bảo toàn khí tiết, phần còn lại bị quân La Mã giải về thủ đô trong ngày khải hoàn. Ấy là lần đầu tiên người German hiện diện trước cổng thành La Mã nguy nga.<ref name="maryparmele612">Mary Platt Parmele, ''A Short History of Germany'', các trang 6-16.</ref>
 
Dù sao chăng nữa thì người Teuton và đồng minh là người Cimbri và người Ambronen trở thành một mối đe dọa ghê gớm của người [[La Mã cổ đại|La Mã]], đến mức chính cái tên Teuton của họ được người La Mã dùng để chỉ hiểm họa từ dân man rợ ở phương Bắc. Sau này, bất kỳ một đội quân German nào đánh phá La Mã cũng được gọi là ''bọn Teuton'', và chính từ đó "người Teuton" được coi là mọi dân tộc German [[Thời kỳ cổ đại|thời cổ đại]], và người Đức ngày nay. Và, trong hai khái niệm ''người German'' và ''người Đức'', khái niệm ''người Đức'' ra đời trễ hơn rất nhiều, khi ấy nhân dân Đức bắt đầu trỗi dậy ý thức dân tộc của riêng mình.<ref name="donaldetwiller47"/> Về [[địa lý]], ''Đức'' có nhiều nghĩa trong thời kỳ cổ đại. Có lẽ đó là miền Germania thuộc La Mã (''Germania Romana''), bao gồm phần lớn miền Tây Bộ và Nam Bộ của nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay, những "[[Vùng đất thấp]]" về phía Tây và Nam [[Rhine|Sông Rhine]], miền Tây Bắc Bộ [[Thụy Sĩ]], và những khúc đất của miền Bắc Bộ và Đông Bộ nước [[Pháp]]. Từ vùng Hạ Sông Rhine chạy về phía Đông, có miền đất của dân man rợ German (''Germania barbara''), mà người La Mã có dã tâm thôn tính. Kể từ sau cuộc xâm lược của Marius, người German chia làm nhiều thị tộc căm ghét lẫn nhau, chém giết nhau không thương tiếc. Một trong số đó có thị tộc Cherusker nằm ở miền Nam [[Hannover|Hanover]] ngày nay, nổi tiếng với hoài bão nhất thống dân tộc của vị tù trưởng anh hùng [[Arminius]] (Hermann) - con của tù trưởng Segimer.<ref name="maryparmele612"/><ref name="tonyclummxxv"/> Vào năm 12 trước Công Nguyên, [[Hoàng đế]] [[Đế quốc La Mã|La Mã]] là [[Augustus|Augustus Caesar]] cất quân xâm lược miền Germania nằm giữa sông Rhine, biên giới phía Đông của miền [[Gallia]] ([[Gallia|Gaule]] hoặc là nước Pháp ngày nay), và dòng [[elbe|sông Elbe]], cùng với sông này, dòng [[sông Donau|sông Danube]] xanh đã làm nên một biên giới tự nhiên cho Đế quốc La Mã ở miền [[Bắc Âu|Bắc]] và [[Đông Âu]]. Ban đầu, con nuôi của Augustus là [[Nero Claudius Drusus]] đã buộc dân German phải thần phục. Sau khi Drusus [[chết]] ngoài xa trường, vua La Mã tấn phong [[Tiberius]] - anh trai của Drusus - làm [[Thái tử|Hoàng thái tử]] và giao cho ông này làm Tổng chỉ huy quân La Mã tại Germania. Tiberius hoàn tất công cuộc chinh phạt và củng cố tỉnh Germania, song ông phải bận tâm với một cuộc khởi nghĩa lớn tại [[Áo]] và [[Nam Tư]]. Quan Tổng đốc thành [[Syria]] là [[Quintilius Varus]] lên nắm binh quyền thống trị Germania. Theo [[Velleius Paterculus]] - viên Sĩ quan dưới quyền Tiberius - Varus đưa tỉnh này trở nên giàu mạnh hơn, thoát khỏi sự nghèo đói như lúc ông nhậm chức. Tuy nhiên, nhà sử học Theodor Mommsen (nghiên cứu về Đế quốc La Mã, đạt [[giải Nobel]]) nhận xét rằng Varus là kẻ xấu xa, giàu sang, ngu dốt có cái tàn nhẫn của vua chúa, và chẳng am hiểu cái cóc gì về quân sự.<ref name="donaldetwiller47"/>