Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
Do thời ấy một Tổng đốc tỉnh nào trong Đế quốc La Mã cũng đồng thời là viên chỉ huy quân sự tỉnh ấy, việc Varus không có tài [[quân sự]] mang lại hậu quả thậm tệ. Vào năm [[9]], lúc kéo quân về nghỉ đông, Varus bị quân dân German phục kích trên con đường quân sự rộng mở tới cánh rừng Teutoburg (ở xứ [[Westfalen]] ngày nay). Tù trưởng Arminius đã liên kết với các thị tộc Chatten, Brukterer và Marser.<ref name="tonyclummxxv">Tony Clunn, ''Quest for the Lost Roman Legions: Discovering the Varus Battlefield'', các trang XXV-XXVI.</ref> Quân dân German hợp lực đánh tan nát quân địch, tiêu diệt hoàn toàn cả ba binh đoàn [[Lê dương La Mã]] của Varus. Varus cùng nhiều binh tướng khác phải tự tử vì sợ rơi vào tay quân German, và chỉ duy nhất một số ít chiến binh La Mã chạy thoát khỏi trận kịch chiến. Những binh lính La Mã còn lại cũng bị các chiến binh German thiêu sống, chôn sống hoặc là dùng làm vật cúng tế bách thần.<ref name="donaldetwiller47">Donald S. Detwiler, ''Germany: a short history'', các trang 4-7.</ref> Arminius trở thành vị [[anh hùng dân tộc]] của nước Đức, là vị dũng tướng giải phóng dân tộc, kiên cường chống chọi với Đế quốc La Mã khổng lồ. Các bộ lạc người German đều tôn vinh ông,<ref>Tony Clunn, ''Quest for the Lost Roman Legions: Discovering the Varus Battlefield'', trang 334</ref> và chiến thắng vẻ vang của ông là một trong những trận thắng quyết định nhất trong quân sử phương Tây.<ref>Tony Clunn, ''Quest for the Lost Roman Legions: Discovering the Varus Battlefield'', trang XI</ref> Chiến thắng huy hoàng này cũng được xem là mốc khởi đầu cho nền lịch sử dân tộc Đức: nền văn hóa Đức phát triển riêng rẽ bên ngoài Đế quốc La Mã bại trận. Song, La Mã cũng có thể coi là một điểm khởi phát của nước Đức: ngay cả Arminius trước khi đại thắng [[trận rừng Teutoburg|trận chiến rừng Teutoburg]] cũng có thời cư ngụ tại La Mã, và từng là một chiến binh của La Mã.<ref>Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, ''Germany: A New History'', trang 1</ref><ref>Eleanor L. Turk, ''The history of Germany'', trang 197</ref> Chính giai đoạn làm lính La Mã và chứng kiến sự thịnh vượng của thị dân La Mã đã khiến cho ông mong ước nhất thống dân tộc Đức vững mạnh, song những xung đột giữa các thị tộc German sẽ còn tiếp diễn sau này.<ref name="maryparmele612"/>
 
Ở phía Đông sông Rhine, chỉ có thành lũy Aliso của quân La Mã là không hoàn toàn suy sụp trong cuộc khởi nghĩa của quân dân German. Là một thành lũy kiên cố trên con đường quân sự bên dòng [[sông Lippe]], có lẽ là không xa [[Haltern am See]] ngày nay, Aliso được vị lão tướng Lucius Caedicius - với kinh nghiệm lâu năm phụng sự các binh đoàn Lê dương La Mã. Quân dân German ở chốn này toan đánh úp Aliso nhưng không thành, sau đó họ quyết tâm công hãm thành này, song họ phải thoái lui ngay từ vòng ngoài thành để phong tỏa nó từ một khoảng cách an toàn hơn. Quân German chém giết kịch liệt với quân La Mã, với những thứ binh khí lợi hại. Caedicius phải chờ viện binh, song quân La Mã đại bại với tổn thất ê chề, khiến ông phải dẫn các binh sĩ cùng vợ con chạy qua sông Rhine về nơi an toàn trong đêm tối. Tuy Tiberius kéo viện binh đến, mọi sự đã muộn. Hoàng đế Augustus phải từ bỏ ý đồ xâm lược miền Germania. Ông biết rằng nhân dân German rất gan dạ, kiên cường, sẽ làm cho La Mã phải hao tổn nguồn nhân lực và tài nguyên thêm nữa, do đó quyết định lui quân trở về.<ref name="donaldetwiller47"/>
 
Hoàng đế Tiberius lên nối ngôi vào năm [[14]], lại mưu mô xâm lược Germania. Lần này, vua La Mã cử danh tướng [[Germanicus]] - con trai của Hoàng đệ Drusus quá cố - mang đại quân vào đánh Germania, để báo thù cho thảm bại trong rừng Teutoburg. Tân Hoàng đế cũng phong cho Germanicus làm con nuôi và người kế ngôi của mình, đồng thời nhiệt tình ủng hộ ba chiến dịch lớn của Germanicus đánh người German dũng mãnh. Nhận lệnh vua, Germanicus kéo các binh đoàn Lê dương tiến sâu vaò miền đất, tàn phá bản làng của người German và củng cố bá quyền của La Mã. Vào năm [[15]], Germanicus phát động chiến dịch thứ hai, quân La Mã tiến về rừng Teutoburg - nơi đại bại năm xưa diễn ra - để làm lễ tế các tử sĩ La Mã xưa. Phải đến chiến dịch thứ ba thì Germanicus mới đánh bại được liên quân German để báo thù và lập lại uy thế của La Mã, song Arminius sống sót trong trận đánh này. Song, Germanicus vẫn không thể làm gì được miền Germania. Quân lương thiếu thốn, các con đường không chút an toàn. Trên đường rút quân về từ sông Ems đến [[Biển Bắc]], đại binh gồm 8 nghìn dũng sĩ của Germanicus lâm vào một thảm họa khủng khiếp: một cơn bão kinh hoàng bạt vía Mùa Thu đã phá tan tác các thuyền chiến La Mã, đẩy chúng trôi dạt ra tận xa. Vua La Mã nhận thấy rằng người German quá kiên cường trong khi La Mã đã không làm gì được, lại còn mất mát qúa nhiều binh sĩ, bèn quyết định không bao giờ dám cho quân sang đánh Germania nữa.<ref name="donaldetwiller47"/> Người Sachsen bốn thế kỷ sau khi tràn vào các đảo Anh, đã truyền tụng những bài hát ca ngợi công đức của người anh hùng Arminius.<ref name="maryparmele612"/> Vào năm [[100]], nhà sử học La Mã vĩ đại [[Tacitus]] có viết cuốn sử ''Germania'' về dân tộc German sinh sống tại vùng đất này, qua đó ông ca ngợi bản lĩnh cao đẹp, mãnh liệt của người German hào hùng. Chính vịêc tìm thấy cuốn sử này và xuất bản ở Ý vào năm [[1455]] đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc vẻ vang của nhân dân Đức. Tác phẩm này cũng cho thấy người German thời bấy giờ không bao giờ sống lề mề, tham nhũng.<ref>Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, ''Germany: A New History'', các trang 46-48.</ref>