Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 63:
=== Triều đại Otto ===
[[Tập tin:Otto I Manuscriptum Mediolanense c 1200.jpg|nhỏ|phải|Otto I Đại đế chiến thắng vua [[Ý]].]]
Sau khi dòng họ KarolingKarolinger tuyệt hậu, nhằm để không gây nguy hại đến quyền lực riêng, công tước của các bộ tộc đã bầu công tước người Frank [[Konrad I của Frank Đông|Konrad I]], người được cho là yếu đuối, lên làm vua của họ vào năm [[911]]. Tiếp theo ông là công tước Sachsen [[Heinrich I của Frank Đông|Heinrich I]] từ dòng họ [[Liudolfing]] hay [[Otto]]. Heinrich I đã bảo vệ vương quốc chống lại những cuộc tấn công của người Hung và người Slavơ. Bên cạnh di sản Frank, một tính cách Đức riêng biệt ngày càng nổi bật. Heinrich I chỉ định con trai của ông là [[Otto I của đế quốc La Mã Thần thánh|Otto I Đại đế]] làm người kế vị. Vị vua này dựa vào Nhà Thờ để bảo vệ quyền lực của ông (đọc bài [[Hệ thống Nhà thờ Vương quốc]]). Năm [[955]] Otto chiến thắng người Hung trong [[Trận Lechfeld]]. Năm [[950]] [[Čechy|Böhmen]] và từ năm [[963]] [[Ba Lan]] đã có thời gian là lãnh thổ phụ thuộc vào nền độc lập Đức-La Mã. Otto mở rộng vùng thống trị của ông với nhiều phần đất của nước [[Ý]]. Sau khi kết hôn với [[Adelheid của Burgund]] ông tự xưng là vua của người Langobard (tiếng Anh: ''Lombard''). Năm [[962]] Otto đăng quang làm hoàng đế. Ở Nam Ý ông sa vào tranh chấp với hoàng đế [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]]. Con trai của ông, [[Otto II của đế quốc La Mã Thần thánh|Otto II]], cuối cùng kết hôn với [[Theophanu]], cháu gái của hoàng đế Byzantine, thế nhưng Nam Ý vẫn thuộc về Đế quốc Byzantine. Năm [[983]] Otto II bị thất trận nặng nề trước người [[đế quốc Ả Rập|Ả Rập]] [[Hồi giáo]]. Các vùng đất phía đông sông Elbe bị mất đi cho đến gần 20 năm trong cuộc nổi dậy của người Slavơ. Con trai của Otto, [[Otto III (đế quốc La Mã Thần thánh)|Otto III]], chết trước khi ông kịp thực hiện kế hoạch chuyển dời quyền lực về [[Roma]]. Vị vua Otto cuối cùng, [[Heinrich II của đế quốc La Mã Thần thánh|Heinrich II]], phải chống cự lại Ba Lan (vua [[Bolesław I của Ba Lan|Bolesław I]]) và Hungary (vua [[István I]]). Dưới thời của ông, hệ thống nhà thờ vương quốc tiếp tục được mở rộng.
 
=== Giữa thời Trung cổ: Các hoàng đế người Sali ===