Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 68:
[[Tập tin:Heinrich 4 g.jpg|nhỏ|phải|[[Heinrich IV của đế quốc La Mã Thần thánh|Hoàng đế Heinrich IV]]]]
:''Đọc bài chính về [[nước Đức giữa thời Trung cổ]]''
Năm [[1024]] các [[tuyển hầu]] Đức bầu [[Konrad II (đế quốc La Mã Thần thánh)|Konrad II]], [[nhà Salier]], lên làm hoàng đế. Ông thu được [[vương quốc Burgund]] trong năm [[1032]]. Người kế thừa ông, [[Heinrich III (đế quốc La Mã Thần thánh)|Heinrich III]], truất phế ba [[giáo hoàng]] kình địch lẫn nhau, đưa [[Clemens II]] là một người thuộc phe cải tổ lên làm Giáo hoàng và để cho Clemens làm lễ lên ngôi hoàng đế cho ông vào năm [[1046]]. Dưới thời hoàng đế [[Heinrich IV của đế quốc La Mã Thần thánh|Heinrich IV]] cuộc tranh cãi về quyền bổ nhiệm các Giám mục bùng nổ lớn vì những người muốn cải cách Nhà Thờ quy tội hoàng đế buôn bán các chức vụ của Nhà Thờ. Heinrich tuyên bố truất phế Giáo hoàng [[Gregor VII]]. Sau đấy Giáo hoàng lại tuyên bố trục xuất Heinrich ra khỏi đạo. Để hủy bỏ việc trục xuất ra khỏi Nhà Thờ này, Heinrich IV đã phải đích thân về đến Canossa (đọc bài [[Chuyến đi Canossa]]). Năm [[1104]] ông lại truất phế Giáo hoàng Gregor và để cho Giáo hoàng [[Clemens III]] làm lễ đăng quang trở thành hoàng đế tại [[Roma]]. Con của ông là [[Heinrich V (đế quốc La Mã Thần thánh)|Heinrich V]] cuối cùng lại liên kết với các quận công chống lại và truất ngôi ông. Một cuộc chiến tranh kéo dài chỉ được tránh khỏi do người cha mất trong năm [[1106]]. Cùng với [[Giáo ước Worms]] (''Wormser Konkordat'') hoàng đế Heinrich V giảng hòa với Nhà Thờ trong năm [[1122]]. Sau khi Heinrich V qua đời, các tuyển hầu đã bầu [[Lothar III (đế quốc La Mã Thần thánh)|Lothar III]] của Suplinburg lên làm vua. Việc dòng họ [[nhà Welfen]] nhiều quyền lực ủng hộ Lothar chống lại Friedrich thuộc dòng họ [[nhà StaufenStaufer]] đã gây ra cuộc tranh chấp quyền lực kéo dài trong suốt [[thế kỷ 12]] giữa hai dòng họ Welfen và StaufenStaufer.
 
=== Triều đại Stauf ===