Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Đạo đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
=== Đề nghị nghiêm túc soạn lại bài này ===
# '''Đạo đức''' là một thành phần quan trọng mang tính nền tảng của xã hội, mà vai trò quan trọng nhất chính là '''giữ gìn xã hội ổn định'''. Con người nếu chỉ thuần tuý "làm theo luật pháp" thì thời điểm hoặc địa phương mà luật pháp không kiềm chế, họ có thể thuận theo dục vọng cá nhân mà làm điều xấu. Với sự tồn tại và được thừa nhận một hệ thống đạo đức ở xã hội, sẽ tránh những điều này. Hơn nữa, một khi trừng phạt của luật pháp xảy ra, thì thường là sẽ nặng hơn (so với sự trừng phạt thường mang tính ăn năn hối cải của đạo đức) và do đó sẽ ít xảy ra hơn. Vì vậy, xã hội ổn định là nhờ vào liên thủ giữa '''đạo đức''' và '''pháp luật''' mà thành. Bài viết này chỉ trình bày cái vỏ của đạo đức bằng cách trích dẫn những câu cú ở đâu đó, mà không hề nói đến trọng điểm này. Đây là thiếu sót căn bản.
# '''Đạo đức''' là hệ quả trực tiếp của '''ý thức hệ xã hội''' (vì chính sự phân biệt Thiện Ác là nền tảng của giá trị đạo đức), chứ không phải là hệ quả của hình thức xã hội do ai cai trị. Bài này viết có xu hướng đưa '''đạo đức''' là biến đổi thay đổi theo hình thức xã hội như xã hội nô lệ, dân chủ,... Cái đó không đúng. Thực ra hình thức xã hội cũng là do ý thức hệ xã hội quyết định là chính. Giới lãnh đạo chính quyền của một xã hội, nhất là xã hội độc tài, luôn tìm cách biến đổi hệ thống luân lý đạo đức, phân biệt chính-tà thiện-ác của dân chúng để phục vụ cho quyền lực của mình. Do đó, luận điệu đạo đức phải do giai cấp thống trị quyết định, luận điệu rằng ý thức xã hội cũng là do giai cấp thống trị quyết định, thì đó là luận điệu chỉ có ở giới lãnh đạo độc tài mà thôi. Các xã hội khác không thế. Một mô-tipcâu chuyện đạo đức thông thường là: vì tuân theo lương tâm của mình mà người ta bênh vực kẻ yếu hèn chống lại kẻ mạnh.; Điều nàycâu chuyện ấy xảy ra ở mọi hình thức xã hội. Bài viết này phạm phải sai lầm cơ bản này khi đưa học thuyết đạo đức do những lãnh tụ độc tài đưa ra cứ như thể đó là căn cứ đúng đắn để xác lập đạo đức xã hội.
# '''Đạo đức''' là hệ thống '''độc lập với hệ thống phân chia của cải và quyền lực trong xã hội'''. Một mô-típcâu chuyện điển hình về vấn đề đạo đức là thế này: một người nào đó, mặc dù biết việc đó là sai, nhưng vì tham tiền hoặc tham quyền nên mới mặc kệ lương tri mà vẫn làm điều đó. Vì vậy, trong các xã họi ổn định, hệ thống mẫu mực đạo đức là độc lập với hệ thống chính quyền. Ví dụ: người ta lấy gương sáng về lòng vị tha, từ bi, v.v. là ở người tu hành. Tất nhiên, cũng có những vị quan chức tốt, tiêu biểu hy sinh cho dân chúng và đáng khen xuất hiện, nhưng hệ thống đạo đức cần phải độc lập với hệ thống phân chia của cải và quyền lực mới được. Nếu một xã hội mà mô hình thế này: anh tham gia đảng phái của tôi thì anh có khả năng được nhiều tiền hơn nhiều quyền hơn và đồng thời đảng phái của tôi cũng chính là mẫu hình đạo đức của xã hội; thế thì xã hội đó đang trên bờ tha hoá đạo đức, vì kẻ làm chính trị kia chính là đạo đức giả. Không thể nào xây dựng một hệ thống đạo đức trùng lên hệ thống chia của chia quyền được đâu. Bài viết này chính là phạm phải sai lầm cơ bản này.
# Sự '''sa đoạ''' của đạo đức không phải là do vấn đề '''đạo đức giả'''. Mà trái lại, đạo đức giả chỉ là một vấn để nảy sinh trong muôn vàn vấn đề nảy sinh khi đạo đức xã hội bị sa đoạ mà thôi. Do đó, trong bài này không nên đặt trọng tâm vào miêu tả đạo đức giả như là ''ví dụ phản diện'' của đạo đức, vì nó quả thực là không phải. Sư sa đoạ của đạo đức cá nhân là do '''phóng túng dục vọng''' mà thành. Sự sa đoạ của đạo đức xã hội là do con người bị mai một, bị mất đi, hoặc bị bóp méo '''tiêu chuẩn phân biệt thiện-ác, tốt-xấu''' mà thành. Khi một người buông lung dục vọng không kiềm chế nhất là khi dục vọng đó có thể làm hại người khác, đó là dấu hiệu bắt đầu của sự sa đoạ. Khi xã hội đồng loạt cổ suý cuộc sống chạy theo tiền bạc và quyền lực, khinh rẻ những mẫu người sống đạm bạc mà thật thà, thì đó là dấu hiệu rõ ràng của sự sa đoạ đạo đức xã hôi. Ví dụ, khi người ta đưa Hồ Xuân Hương vào giảng dạy trong nhà trường, lấy đó là minh chứng cho sự tiến bộ của Đảng trong việc giải phóng phụ nữ, v.v. Đó là dấu hiệu rất rõ. Đó mới là vấn đề cần nói đến khi nói về mặt '''đối lập''' của đạo đức, chứ tuyệt nhiên không phải vấn đề đạo đức giả. Bài này phạm sai lầm quan trọng này.
 
[[Đặc biệt:Đóng góp/113.190.191.194|113.190.191.194]] ([[Thảo luận Thành viên:113.190.191.194|thảo luận]]) 0201:5157, ngày 2021 tháng 8 năm 2014 (UTC)
 
 
Quay lại trang “Đạo đức”.