Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiện nhượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Thiện nhượng''' ([[chữ Hán]] ''禪讓'') là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong [[lịch sử Trung Quốc]] cổ đại, người nắm quyền cai trị nhường ngôi cho kẻ khác, có ảnh hưởng đến ba quốc gia [[Vòng văn hóa chữ Hán|đồng văn Hán ngữ]] là: Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Trước khi văn hóa phương Tây du nhập, tất cả những học thuật của ba quốc gia trên đều bị [[Nho giáo]] thống soái mà không có một trường phái khác đồng hành, hễ Nho giáo ở [[Trung Nguyên]] biến thiên ra sao thì sự lan tỏa của nó ở bên ngoài đều tuân theo như thế.<ref>Nho giáo, sđd, trang 680</ref>
==Định nghĩa==
[[Tập tin:Ma Lin - Emperor Yao.jpg|190px|nhỏ|Đường Nghiêu]]
Thuật ngữ '''Thiện nhượng''' được ghép bởi chữ Thiện (''禪'') trong cụm từ '''Thiện vị'''Vị và chữ Nhượng (''讓'') trong cụm từ '''Nhượng vị'''Vị, cả hai cụm từ trên đều có nghĩa là ''nhường lại ngôi vị''. Trong chế độ '''Thiện nhượng''', vị quân chủ đương nhiệm sẽ chủ động nhường ngôi cho người khác khi họ còn sống, với hình thức cao nhất là do vị quân chủ tự nguyện tiến hành chuyển giao quyền lực cho người hiền. Hình thức này khác với chế độ kế vị, khi mà người được quyền kế vị sẽ tự động thế chỗ người tiền nhiệm đã qua đời. Xã hội loài người từ khi có giai cấp thì việc '''Thiện nhượng''' đa phần đều miễn cưỡng, nhưng vẫn có thể xem như một hình thức "thay ngôi" trong hòa bình vì nó được thực hiện từ người đang tại vị, khác với Phế truất là tình huống "đổi chủ" bởi những nhân vật nắm giữ thực quyền khống chế triều chính áp đặt hoặc do kẻ khác sử dụng vũ lực tạo ra.
 
Khi vị quân chủ nhường ngôi cho người trong gia tộc gọi là Nội thiện, còn nhường ngôi cho người khác họ gọi là Ngoại thiện. Theo thông lệ, đối với hình thức Nội thiện thì vị quân chủ từ nhiệm sẽ được người kế tục tôn xưng lên một tước hiệu cao hơn. Còn ngược lại, với hình thức Ngoại thiện, khi mà vị quân chủ đương nhiệm bị bức ép phải nhường ngôi cho người ngoài dòng tộc, họ đều bị giáng xuống tước vị thấp hơn, hoặc bị quản thúc giam cầm và lưu đày, thậm chí bị bức tử.