Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôi Có một Ước mơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: Alphama Tool, General fixes
Dòng 5:
Khởi đầu với gợi ý đến bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, văn kiện năm 1863 công bố sự tự do cho hàng triệu nô lệ,<ref>I Have a Dream: Martin Luther King Jr. and the Future of Multicultural America, James Echols - 2004</ref> King đưa ra nhận xét, "nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do."<ref name=Alvarez>Alexandra Alvarez, "Martin Luther King's "I Have a Dream": The Speech Event as Metaphor", ''Journal of Black Studies'' 18(3); accessed [http://jbs.sagepub.com/content/18/3/337 via SagePub], DOI: 10.1177/002193478801800306.</ref> Khi sắp kết thúc bài diễn văn, King rời bỏ bản thảo soạn sẵn để trình bày một điệp ngữ đầy tính ngẫu hứng, khi ông nhắc đi nhắc lại câu, "Tôi có một giấc mơ", có lẽ theo yêu cầu của [[Mahalia Jackson]], "Martin, hãy nói cho họ biết về giấc mơ!" <ref>See Taylor Branch, Parting the Waters: ''[[America in the King Years]] 1954-1963''.</ref> Đây là thời khắc đẩy cảm xúc người nghe lên đỉnh điểm, và khiến nó trở nên phần nổi tiếng nhất của bài diễn văn: King kể cho họ nghe giấc mơ của ông, phác họa những hình ảnh về sự tự do và bình đẳng đang trỗi dậy từ vùng đất nô lệ và đầy hận thù.<ref name=Mills>Nicolaus Mills, "What Really Happened at the March on Washington?", ''Dissent'', Summer 1988; reprinted in ''Civil Rights Since 1787: A Reader on the Black Struggle'', ed. Jonathan Birnbaum and Clarence Taylor, New York: New York University Press, 2000.</ref> "Tôi có một giấc mơ" đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo sự bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng.<ref>{{chú thích web |title=I Have a Dream Speech Leads Top 100 Speeches of the Century |author=Stephen Lucas and Martin Medhurst |publisher=[[University of Wisconsin–Madison]] |date=December 15, 1999 |url=http://www.news.wisc.edu/releases/3504.html |accessdate=2006-07-18}}</ref>
==Bối cảnh==
[[FileTập tin:IhaveadreamMarines.jpg|nhỏ|phải|250px|Quang cảnh cuộc tuần hành, nhìn từ Đài Tưởng niệm Lincoln]]
Cuộc Tuần hành vì Việc làm và Tự do tổ chức tại Washington một phần nhằm biểu dương sự hậu thuẫn dành cho cuộc vận động của Tổng thống [[John F. Kennedy|Kennedy]] trong tháng 6 thông qua các đạo luật dân quyền. King cùng những nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền đồng ý duy trì lập trường ôn hòa, và tránh kêu gọi những hành động bất tuân dân sự là dấu ấn nổi bật của Phong trào Dân quyền. King dự định sử dụng diễn từ này như một cơ hội để tôn vinh [[Diễn văn Gettysburg]] của [[Abraham Lincoln]], nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.<ref name="Mills"/>
===Tựa đề và sự hình thành===