Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Búng Bình Thiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nguồn lợi: Alphama Tool, General fixes
Thị xã Châu Đốc thành thành phố Châu Đốc
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 3:
 
==Vị trí, đặc điểm==
Từ trung tâm thịthành phố [[Châu Đốc]], qua cầu Cồn Tiên, theo Quốc lộ 91C, qua Cồn Tiên có xóm Chăm Đa Phước, đến [[kilômét|km]] 23+100 là ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là đến Búng Bình Thiên. Đấy là dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng.
 
Theo sách ''Địa chí An Giang'' (tập 1)<ref>''Địa chí An Giang'' (tập 1), tr. 122.</ref>, hồ '''Búng Bình Thiên'''<ref>Búng: hiện chưa có nhà chuyên môn nào giải thích. Tuy nhiên, tra trong sách ''Tự vị tiếng nói miền Nam'' của [[Vương Hồng Sển]] thì thấy có từ "bưng". Từ này gốc [[Khmer]] (trapéang) lần hồi được Việt hóa (bưng), và nó có nghĩa là: "vùng đất sình lầy lấp xấp nước, cá tôm ở nhiều, cỏ lác mọc loạn xạ"...(nhà xuất bản [[Thành phố Hồ Chí Minh]], tr. 78). Vậy, "búng" ở đây có phải là do từ "bưng" nói trại ra hay không, cần phải truy cứu thêm.</ref> gồm '''Búng Bình Thiên lớn''' và '''Búng Bình Thiên nhỏ''', nằm giữa 2 [[bình Di (sông)|sông Bình Di]] và [[sông Hậu]] tại các xã Khánh Bình, Nhơn Hội và thị trấn Long Bình (đều thuộc huyện [[An Phú]]). Điều này chưa đúng, vì theo người dân tại đây, khu vực được gọi là Búng Bình Thiên gồm: Búng Bình Thiên (người dân nơi đây gọi là Búng Lớn) và Búng Nhỏ, nằm giữa Sông Hậu và sông Bình Di (là một nhánh của Sông Hậu, chảy từ thị trấn Long Bình - huyện An Phú đến thành phố Châu Đốc - trở lại đổ vào Sông Hậu tại ngã ba sông Châu Đốc, tạo thành vòng đai sông bao quanh huyện An Phú, tỉnh An Giang). Khu vực Búng Bình Thiên gồm một phần diện tích của 3 xã: Nhơn Hội, Khánh Bình và Quốc Thái (đều thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang).
Dòng 10:
Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]<ref>Nguồn: ''Kỷ lục An Giang 2009'', (tr. 23) và Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh An Giang [http://sokhoahoccn.angiang.gov.vn/Anphamthongtin/KHCNso5-2007/040507.htm].</ref>.
 
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
 
== Truyền thuyết==
Truyền thuyết kể rằng, ở cuối [[thế kỷ 18]], vào một mùa khô hạn, một viên tướng của [[nhà Tây Sơn]] đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là ''Búng Bình Thiên'' hay còn gọi là ''Hồ Nước Trời''.