Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n không phải wiki VN
n →‎Lịch sử: đã có trong bài hệ thống tín chỉ ở VN
Dòng 5:
 
Hiện nay có hai hệ thống tín chỉ được sử dụng rộng rãi là, [[Hệ thống Tín chỉ của Hoa Kỳ]] (the United States Credit System - [[USCS]]), được thực hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX và [[Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ của Châu Âu]]] (the European Credit Transfer System - [[ECTS]]) được xây dựng từ khoảng năm 1985 và được Hội đồng Châu Âu công nhận như là một hệ thống thống nhất dùng để đánh giá kiến thức của sinh viên trong khuôn khổ các nước thành viên [[EU từ năm 1997]]. ECTS là hệ thống phát triển rộng rãi nhất và được sử dụng cả ở các nước không thuộc Hiệp hội Châu Âu.
 
Tại Việt Nam, dưới chế độ [[Việt Nam cộng hòa]] trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại [[Miền Nam Việt Nam]] đã áp dụng học chế tín chỉ như [[Viện Đại học Cần Thơ]], [[Viện Đại học Thủ Đức]]. Sau năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất, học chế tín chỉ bị bãi bỏ, mô hình đại học của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Liên Xô với [[phương pháp đào tạo theo học chế niên chế]]. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước năm 1986, giáo dục Việt Nam cũng có sự chuyển biến tích cực. Vào năm 1987, Hội nghị Hiệu trưởng đại học tại Nha Trang đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mới giáo dục đại học, trong đó có chủ trương triển khai trong các trường đại học qui trình đào tạo 2 giai đoạn và môdun-hoá kiến thức. Theo chủ trương này, [[phương pháp đào tạo theo học chế học phần]] đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường đại học và cao đẳng Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Học chế học phần được xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế tín chỉ xuất phát từ Mỹ. Tuy nhiên, những khó khăn về đời sống trong xã hội nói chung và trong các trường đại học nói riêng lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để, học chế học phần chưa thật sự mềm dẻo như học chế tín chỉ của Mỹ,do đó nó được gọi là sự kết hợp giữa [[học chế niên chế]] với [[học chế tín chỉ]]. Vào năm 1993, khi những khó khăn chung của Việt Nam và của các trường đại học dịu bớt, Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam chủ trương tiến thêm một bước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn theo mô hình học chế tín chỉ của Mỹ. [[Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh]] là nơi đầu tiên áp dụng học chế tín chỉ từ năm 1993, sau đó là các trường [[Đại học Đà Lạt]], [[Đại học Cần Thơ]], [[Đại học Thủy sản Nha Trang]] v..v.. và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó. Cho tới năm 2005, có gần 10 trường Đại học tại Việt Nam áp dụng học chế tín chỉ với các sắc thái và mức độ khác nhau.
 
==Định nghĩa về tín chỉ==